Câu 1: Trình bày những đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

2 câu trả lời

Câu 1:

* Những đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

- Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam như người đi trong đêm tối không tìm thấy đường ra.

+ 1896, phong trào Cần Vương đã thất bại chứng tỏ ngọn cờ phong kiến không thể gắn liền với độc lập dân tộc hay độc lập dân tộc không thể gắn liền với chế độ phong kiến.

+ Đầu thế kỷ XX, một luồng tư tưởng mới đã tràn vào Việt Nam, được các nhà sĩ phu yêu nước thức thời tiếp thu nồng nhiệt - đó là khuynh hướng dân chủ tư sản. Các nhà yêu nước cho rằng độc lập dân tộc không đơn thuần là bạo động mà còn phải gắn liền với cứu dân. Chính bởi vậy mà đã xuất hiện hai chủ trương khác nhau. Trong khi Phan Bội Châu chủ trương bạo động, cứu nước rồi mới cứu dân thì Phan Châu Trinh lại chủ trương cải cách, "bạo động tắc tử", cứu dân rồi mới cứu nước.

=> Mặc dù hoạt động sôi nổi nhưng cuối cùng phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều bị thật bại. Điều này chứng tỏ độc lập dân tộc không thể gắn liền với khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Trước tình hình đó, 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.

Câu 2:

* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3/2/1930.

- Vào những năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản đảng. Tuy nhiên ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau khiến cách mạng Việt Nam có nguy cơ bị chia rẽ.

- Thêm vào đó, giai cấp công nhân của Việt Nam đã trưởng thành, phát triển nhanh chóng cả về chất và lượng. Đã có đủ khả năng bước lên đài chính trị lãnh đạo cách mạng.

- Dưới sự dẫn dắt cuả Nguyễn Ái Quốc, cách mạng đã có sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản.

- 1929 cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng bị tan ra => Khuynh hướng dân chủ tư sản đã thất bại.

=> Với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, TQ) để bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đưa đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

* Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.

- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới.

- Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

            + Trước khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam“như người đi trong đêm tối không tìm thấy đường ra”.

            + Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời hi sinh cho lý tưởng của Đảng cho độc lập của dân tộc, cho tự do của nhân dân.

            + Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

            + Từ đây CMVN trở thành một bộ phận của CM thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhịp cầu nối, hòa sức mạnh dân tộc vào sức mạnh thời đại để chiến thắng mọi kẻ thù.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước