Câu 1: Tính chất của đất trồng. Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). Câu 2: Các loại phân bón thường dùng, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón. Câu 3: Trình bày các phương pháp nhân giống vô tính. Câu 4: Khái niệm về côn trùng, các kiểu biến thái của côn trùng. Câu 5: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, đọc nhãn hiệu thuốc trừ sâu (tên thuốc, độ độc, hàm lượng chất tác dụng). giúp với moii người ơi

2 câu trả lời

Câu 1:
Tính chấtĐất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

                                     Trạng thái đất sau khi vê (A)Loại đất (B)

a. Không vê được.                                                                      - Đất cát pha.

b. Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn.                                    - Đất thịt trung bình.

c. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn.                   - Đất cát.

d. Vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt.                     - Đất thịt nhẹ.

e. Chỉ vê được thành viên rời rạc.                                              - Đất thịt nặng.

g. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt.                     - Đất sét.
Câu 2:

- Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

- Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

Câu 3:
Nhân giống vô tính có 5 phương pháp: tách cây, chiết cành, giâm cành, tiếp ghép và nuôi cấy mô. Phần này chỉ trình bày 4 phương pháp đầu. Phương pháp này đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh. Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụi và cây có rễ chùm.
Câu 4:
Côn trùng thuộc nhóm động vật có số lượng đa dạng nhất hành tinh. Trên thế giới có khoảng 6 – 10 triệu loài còn đang sinh tồn, số lượng này nhiều hơn với số lượng tất cả các loài động vật khác cộng lại.
Các thể biến thái  côn trùng

  • Giai đoạn sâu non (ấu trùng): để lớn lên, tích lũy chất dự trữ, tạo điều kiện cho cơ thể phát triển.
  • Giai đoạn nhộng: để chống đỡ với các điều kiện không thuận lợi (hạn, rét). ..
  • Giai đoạn trưởng thành: làm chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.

Câu 5:

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

  1. Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
  2. Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
  3. Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh.
  • Nhóm độc 1: "Rất độc", "Nguy hiểm" kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn
  • Nhóm độc 2: "Độc cao" kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng

  • Nhóm độc 3: "Cẩn thận" kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa (có thể có hoặc không)
    Chúc bn tốt^^




Câu 1: Tính chất của đất trồng. Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).

Mẫu đất     | Trạng thái đất sau khi vê                                     |   Loại đất xác định

Số 1            | Không vê được                                                        |   Đất cát

Số 2            | Vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt.       |   Đất sét

Số 3            | Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt.        |  Đất thịt nặng

Câu 2: Các loại phân bón thường dùng, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón.

Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách:

+ Bón vãi.

+ Bón theo hàng.

+ Bón theo hốc.

+ Phun trên lá.

-Đối với phân hóa học:

+Bảo quản kín trong vại sành, chum, bao gói bằng nilông

+Để nơi cao ráo thoáng mát

+Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau

-Phân chuồng: Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống dùng bùn ao trét kín

Câu 3: Trình bày các phương pháp nhân giống vô tính.

Các phương pháp nhân giống vô tính :

+ Giâm cành : Cắt một đoạn cành bánh tẻ , có đủ mắt

+ Ghép cành : Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây rồi ghép vào cây khác

+ Chiết cành : lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí trí cần thiệt

Câu 4: Khái niệm về côn trùng, các kiểu biến thái của côn trùng.

- Côn trùng là một lớp thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần, ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu.

- Biến thái của côn trùng là quá trình thay đổi hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong của côn trùng đang phát triển.

Câu 5: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, đọc nhãn hiệu thuốc trừ sâu (tên thuốc, độ độc, hàm lượng chất tác dụng).

Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác:

  • Nhóm độc 1: "Rất độc", "Nguy hiểm" kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn
  • Nhóm độc 2: "Độc cao" kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng
  • Nhóm độc 3: "Cẩn thận" kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa (có thể có hoặc không)

b. Tên thuốc

Bao gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc

Ví dụ: Padan 95 SP