Câu 1: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh về A. Thủy điện và kinh tế biển B. Khai thác khoáng sản C. Kinh tế biển D. Phát triển thủy điện Câu 2: So với các vùng trong nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ đã có mối liên hệ kinh tế lâu đời với A. Đông Nam Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Đồng bằng Sông Hồng Câu 3: Đặc điểm kinh tế- xa hội không phải của Đồng bằng Sông Hồng là A. Dân số tập trung đông nhất cả nước B. Vùng có lịch sử khai thác sớm nhất cả nước C. Năng suất lúa cao nhất cả nước D. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước Câu 4: Nhận xét nào không phù hợp về vị trí địa lý của Duyên hải Nam Trung Bộ A. Cầu nối giữa Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ B. Giáp Biển Đông C. Giáp Tây Nguyên D. Giáp vùng trọng điểm sản xuất lương thực Câu 5: Khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là gì A. Bị gió Lào tác động trong mùa hè B. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều C. Đồng bằng nhỏ hẹp,sa mạc hoa, khô hạn, bão lũ D. Mùa đông lạnh giá thời tiết thất thường Câu 6: Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2 câu trả lời
Câu 1: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh về
A. Thủy điện và kinh tế biển
B. Khai thác khoáng sản
C. Kinh tế biển
D. Phát triển thủy điện
⇒ Phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc vì ở đây có các sông có tiềm năng thủy điện lớn, đặc biệt là ở sông Đà.
Câu 2: So với các vùng trong nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ đã có mối liên hệ kinh tế lâu đời với A. Đông Nam Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng Sông Hồng
⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.
Câu 3: Đặc điểm kinh tế- xa hội không phải của Đồng bằng Sông Hồng là
A. Dân số tập trung đông nhất cả nước
B. Vùng có lịch sử khai thác sớm nhất cả nước
C. Năng suất lúa cao nhất cả nước
D. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước
⇒ Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn nhất cả nước.
Câu 4: Nhận xét nào không phù hợp về vị trí địa lý của Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Cầu nối giữa Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B. Giáp Biển Đông
C. Giáp Tây Nguyên
D. Giáp vùng trọng điểm sản xuất lương thực
⇒ Cầu nối giữa Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ , nối Tây Nguyên với biển.
Câu 5: Khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là gì
A. Bị gió Lào tác động trong mùa hè
B. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều
C. Đồng bằng nhỏ hẹp,sa mạc hoá, khô hạn, bão lũ.
⇒ Khó khăn : Thiên tai (lũ lụt, hạn hán) , hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).
Câu 6: Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
⇒ Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Chúc bạn học tốt ~ Mong được ctlhn
Câu 1: B. Khai thác khoáng sản
Câu 2: D. Đồng bằng Sông Hồng
Câu 3: D. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước
Câu 4:D. Giáp vùng trọng điểm sản xuất lương thực
Câu 5: C. Đồng bằng nhỏ hẹp,sa mạc hoa, khô hạn, bão lũ
Câu 6:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.