Câu 1. Thức ăn vật nuôi là gì? Cho vd. Câu 2. Em hãy nêu nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Kể tên các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi. Câu 3. Em hãy nêu mục đích của chế biến thức ăn vật nuôi? Kể tên các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. Câu 4. Vì sao trâu, bò lại tiêu hóa được rơm, cỏ. Câu 5. Thức ăn vật nuôi được phân ra làm mấy loại. Đó là những loại nào? Câu 6. Em hãy nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein. Mong mọi người giúp ạ
2 câu trả lời
Câu 1:
- Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật ,vi sinh vật,chất khoáng mà vật nuôi ăn được ,tiêu hóa và hấp thu được để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm.
Câu 2:
- Nguồn gốc: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng
- Các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi gồm: Protein, Lipit, Gluxit, nước và chất khoáng Ca,P,Na,Fe…
Câu 3:
- Mục đích : lam cho thức ăn có kích thước phù hợp, mùi vị thơm ngon, vật nuôi dễ ăn và thích ăn; làm chín hoặc mềm thức ăn để dễ tiêu hoá ; loại bỏ độc tố, tránh ngộ độc và tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- Phương pháp: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn , tùy vào loại thức ăn và mục đích sử dụng để chọn phương pháp chế biến phù hợp .
VD:
+ Phương pháp cắt ngắn dùng với các loại rau ,cỏ,... ; nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt ; thái lát với các loại củ, quả; xử lí nhiệt đối với thức ăn có độc tố, khó tiêu
+ Chế biến bằng phương pháp đường hoa hoặc ủ lên men đối với các loại thức ăn giàu tinh bột.
+ Kiềm hoá hoặc xử lí bằng urê với thức ăn nhiều xơ như rơm, rạ.
+ Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp
Câu 4: Một số loại vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu,... ăn được cỏ rơm . sỡ dĩ như vậy vì chúng có dạ dày gồm 4 túi, một túi trong đó gọi là dạ dày cỏ. trong dạ dày cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việt tiêu hóa rơm, cỏ của trâu, bò dê cừu,... thuận lợi.
Câu 5:
- Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì ta phân loại thành 3 loại thức ăn sau:
+ Thức ăn giàu protein (thức ăn có hàm lượng Protein >14%)
+ Thức ăn giàu gluxit (có hàm lượng gluxit >50%)
+ Thức ăn thô (có hàm lượng chất xơ >30%)
Câu 6:
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn từ động vật như giun đất, nhộng tằm.
+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.
Câu 1: Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật nuôi.
ví dụ :-Nguồn gốc từ thực vật: rau, cỏ, rơm, rạ, củ, quả ....
Câu 2:
-Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: có nguông gốc từ thực vật, động vật,vi sinh vật, chất khoáng.
-Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn: protein ; lipit ; gluxit; vitamin ; chất khoáng và nước
Câu 3:
- Mục đích : lam cho thức ăn có kích thước phù hợp, mùi vị thơm ngon, vật nuôi dễ ăn và thích ăn; làm chín hoặc mềm thức ăn để dễ tiêu hoá ; loại bỏ độc tố, tránh ngộ độc và tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
- Phương pháp: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn , tùy vào loại thức ăn và mục đích sử dụng để chọn phương pháp chế biến phù hợp .
VD: + Phương pháp cắt ngắn dùng với các loại rau ,cỏ,... ; nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt ; thái lát với các loại củ, quả; xử lí nhiệt đối với thức ăn có độc tố, khó tiêu
+ Chế biến bằng phương pháp đường hoa hoặc ủ lên men đối với các loại thức ăn giàu tinh bột. + Kiềm hoá hoặc xử lí bằng urê với thức ăn nhiều xơ như rơm, rạ.
+ Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp.
Câu 4 :sỡ dĩ như vậy vì chúng có dạ dày gồm 4 túi, một túi trong đó gọi là dạ dày cỏ. trong dạ dày cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việt tiêu hóa rơm , cỏ của trâu, bò,dê ,cừu....
Câu 5:Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm cho thú cưng; tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại các thức ăn làm 5 loại chính là:
+thức ăn khô thức ăn đóng hộp
+thức ăn bán ẩm
+thức ăn tự chế biến thức ăn thịt sống.
Câu 6: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn từ động vật như giun đất, nhộng tằm.
+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.