Câu 1: Phía Nam của khu vực Bắc Phi là hoang mạc: 3 điểm A. Na-míp. B. Xa-ha-ra. C. Ca-la-ha-ri. D. Go-bi. Câu 2: Dân cư ở Bắc Phi chủ yếu là người: 3 điểm A. Li-bi, Ả Rập và Béc-be. B. Ả Rập, An-giê-ri và Béc-be. C. Ả Rập, Béc-be. D. Béc-be, Li-bi và người Hoa. Câu 3: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm nhiều nước là đặc điểm của sông ngòi ở môi trường nào ở Trung Phi: 3 điểm A. Môi trường địa trung hải. B. Môi trường nhiệt đới. C. Môi trường cận nhiệt đới. D. Môi trường xích đạo ẩm. Câu 4: Nền kinh tế của các nước ở khu vực Trung Phi chủ yếu dựa vào: 3 điểm A. Trồng trọt, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản. C. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. D. Chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Câu 5: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào? 3 điểm A. Châu Âu. B. Châu Mĩ. C. Châu Đại Dương. D. Châu Phi. Câu 6: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ? 3 điểm A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai. B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ. C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới. D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa. Câu 7: Lãnh thổ châu Mĩ trải dài từ: 3 điểm A. vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. B. vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam. C. vùng cực Bắc đến vùng chí tuyến Nam. D. vùng cực Bắc đến vùng vòng cực Nam. Câu 8: Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là eo đất : 1 điểm A. Guy-a-na. B. Pa-na-ma C. La-bla-đô D. Xuy-ê. Câu 9. Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào? 3 điểm A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Câu10: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào? 3 điểm A. Ơ-rô-pê-ô-ít B. Nê-grô-ít C. Môn-gô-lô-ít D. Ôt-xtra-lo-it Câu 11: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào? 3 điểm A. Sang xâm chiếm thuộc địa B. Bị đưa sang làm nô lệ C. Sang buôn bán D. Đi thăm quan du lịch Câu 12: Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu ở đâu của châu Mĩ? 3 điểm A. Phía Đông Bắc của châu Mĩ. B. Dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ. C. Phía Nam và dọc ven biển phía Đông của châu Mĩ. D. Phía Tây Bắc và Tây Nam của châu Mĩ. Câu 13: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu: 3 điểm A. Cận nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hoang mạc. D. Hàn đới. Câu 14: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình: 3 điểm A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Tây sang Đông, lần lượt, có: 3 điểm . Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn. B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ. C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ. D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ. Câu 16: Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là: 3 điểm . Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa. B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới. C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới. D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao. Câu 17: Nguyên nhân chính làm cho khí hậu khu vực Bắc Mỹ phân hóa đa dạng là do: 3 điểm . Địa hình. B. Vĩ độ. C. Hướng gió. D. Thảm thực vật. Câu 18: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là: 3 điểm A. Rất đều. B. Đều. C. Không đều. D. Rất không đều. Câu 19: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là: 3 điểm A. Alaxca và Bắc Canada. B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ. C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô và Alaxca.
2 câu trả lời
1 - B
2 - C
3 - D
4 - C
5 - B
6 - A
7 - B
8 - B
9 - A
10 - C
11 - A
12 - B
13 - B
14 - C
15 - C
16 - B
17 - A
18 - C
19 - A
1:b 10: c
2:c 11:a
3: d 12:b
4: c 13:b
5: b 14:c
6: a 15:c
7:b 16:b
8: b 17:a
9: a 18:c
19:a