Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 2: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là: A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 4: Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là: A. 0,2A. B. 0,5A. C. 0,9A. D. 0,6A. Câu 5: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là: A. 80mA. B. 25mA. C. 110mA. D. 120mA. Câu 6: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể? A. 6V. B. 12V. C. 24V. D. 220V. Câu 7: Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : A . 1,5 A B. 1A C. 0,8A D. 0,5A Câu 8: Hai điện trở R1 = 8Ω, R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: A. 1A B. 1,5A C. 2,0A D. 2,5A Câu 9: Cho hai điện trở R1= 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây: A. R12 = 12Ω B.R12 = 18Ω C. R12 = 6Ω D. R12 = 30Ω Câu 10: Điện trở R1= 30Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 2A và điện trở R2= 10Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây? A. 40V. B. 70V. C.80V. D. 120V Câu 11: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ? A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t Câu 12: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây là: A. 200J. B. 300J. C. 400J. D. 500J. Câu 13: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2 mm2, điện trở suất là 1 ,7.10^-8 Ωm. Điện trở của dây dẫn là : A. 8,5.10^-2 Ω. B. 0,85.10^-2 Ω. C. 85.10^-2 Ω. D. 0,085.10^-2 Ω. Câu 14: Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W. Điện trở của nó là: A. 0,5Ω. B. 27,5Ω. C. 2Ω. D. 220Ω. Câu 15: Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định mức 5A, điện trở suất là 1,1.10-6Ωm và tiết diện của dây là 0,5mm^2, chiều dài của dây là: A .10m. B. 20m. C. 40m. D. 50m. Câu 16: Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hoá điện năng thành cơ năng và nhiệt năng? A. Quạt điện. B. Đèn LED. C. Bàn là điện. D. Nồi cơm điện. Câu 17: Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là: A. 220 kWh B. 100 kWh C. 1 kWh D. 0,1 kWh Câu 18: Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn: A. A1 = A2 B. A1 = 3 A2 C. A1 = A2 D. A1 < A2

2 câu trả lời

Đáp án:

 9:B

10:D

11:C

12:B

13:B

14:C

15;D

16:A

17:A

18:C

 

Đáp án :

9. b

10.d

11.c

12.b

13.b

14.c

15.d

16.a

17.a

18.c

Chúc bạn học tốt !

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước