: Câu 1: Oxit tác dụng được với dung dịch bazơ và tác dụng được với dung dịch axit là A. oxit bazơ B. oxit axit C. oxit lưỡng tính D. oxit trung tính Câu 2: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là : A. MgO B. P2O5 C. K2O D. CaO Câu 3: Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng ? A. CaO B. CO2 C. CO D. NO Câu 4: CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì: A. CaO tác dụng với oxy B. CaO tác dụng với CO2 C. CaO dụng với nước D. Cả B và C Câu 5: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO ? A. Tác dụng với axit B. Tác dụng với bazơ C. Tác dụng với oxit axit D. Tác dụng với muối Câu 6: Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng : CaO và P2O5 A. Dung dịch phenolphtalein B. Giấy quỳ ẩm C. Dung dịch axit clohiđric D. A , B và C đều đúng Câu 7: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro ? A. NaOH B. Fe C. CaO D. CO2 Câu 8: Tính chất hóa học nào không phải của axit A.Tác dụng với kim loại B.Tác dụng với muối C.Tác dụng với oxit axit D.Tác dụng với oxit bazơ Câu 9: Giấy quỳ chuyển thành màu đỏ khi nhúng vào A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaHCO3 C. Dung dịch Na2CO3 D. Dung dịch Ca(OH)2 Câu 10: Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam : A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Na2CO3 C.Dung dịch HCl D.Dung dịch Ca(OH)2 Câu 11: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: A. Rót từng giọt nước vào axit B. Rót từng giọt axit vào nước C. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc D. Cả 3 cách trên đều được Câu 12: Dùng cặp chất thử nào không nhận biết được dung dịch HCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch : HCl , H2SO4 A. Zn và BaCl2 B. Na và Zn C. BaCl2 và Na D. Al và AgNO3 Câu 13: Dung dịch làm làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là: A. H2SO4 B. NaCl C. Ca(OH)2 D. KSO4 Câu 14: Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây : A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3 Câu 15: Dùng để sản xuất xà phòng là bazơ : A. NaOH B. Ca(OH)2 C. KOH D. Zn(OH)2 Câu 16: Dùng chất nào để phân biệt được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 ? A. CO2 B. CaO C. HCl D.H2SO4 Câu 17: Có 4 chất rắn: NaOH , Ba(OH)2 , KOH , Ca(OH)2 .Bằng cách nào để nhận biết Ca(OH)2 trong 4 chất đó? A.Sử dụng giấy quỳ B.Sử dụng phenolphtalein C.Sử dụng nước D.Sử dụng axit Câu 18: Muối tác dụng với dung dịch NaOH tạo chất không tan có màu xanh lơ là: A. BaCl2 B. AlCl3 C. CuSO4 D. ZnSO4 Câu 19: Muối tạo kết tủa trắng khi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 là: A. BaSO4 B. BaCl2 C. ZnCl2 D. ZnSO4 Câu 20: Cho mảnh nhôm vào trong dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng: A.Có kim loại màu trắng xám bám ngoài mảnh nhôm B. Có kim loại màu xanh bám ngoài mảnh nhôm C.Có kim loại màu đỏ bám ngoài mảnh nhôm D. Có sủi bọt khí

1 câu trả lời

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Câu 1: Oxit tác dụng được với dung dịch bazơ và tác dụng được với dung dịch axit là oxit lưỡng tính

`=>` Chọn phương án `C`.

Câu 2: Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là `P_2O_5`

       PTHH: `P_2O_5` `+` `3H_2O` `->` `2H_3PO_4`

`=>` Chất sản phẩm là `H_3PO_4` , đây là axit nên có thể làm đổi màu quỳ tím.

`=>` Chọn phương án `B`

Câu 3: Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng là oxit `CaO`

`CaO` `+` `H_2O` `->` `Ca(OH)_2` 

`=>` Chất sản phẩm là `Ca(OH)_2` , đây là bazo nên có thể làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng .

`=>` Chọn phương án `A`.

Câu 4: CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì `CaO` tác dụng với `CO_2` và nước.

`CaO` `+` `CO_2` `->` `CaCO_3`

`CaO` `+` `H_2O` `->` `Ca(OH)_2` 

`=>` Chọn phương án `D`.

Câu 5: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học tác dụng với axit của CaO.
Vì trong đất phèn chua có chứa axit.

6. B

7. B

8. C

9. A

10. C

11. B

12. B

13. C

14. C

15. A

16. A

17. D

18. C

19. B

20. C

=)))

Câu hỏi trong lớp Xem thêm