Câu 1: Nêu quá trình phân đôi của phân tử ADN? Câu 2: Nêu quá trình tổng hợp phân tử ARN? Câu 3: Vì sao tỉ lệ trẻ sơ snh sấp sỉ 1:1? Câu 4: Khi cho lai 2 cây lúa thân cáo với nhau F1 thấy có cây có thân thấp. Hãy biện luận và vẽ sơ đồ lai? Câu 5: Cho 1 mạch của gen có trình tự như sau: -A-G-T-X-A-X-G-T-A Hãy viết đoạn mạch bổ sung của đoạn mạch trên? Mọi người giúp mình với ạ, mình đang cần gấp lắm :<

2 câu trả lời

Câu 1:

Quá trình tổng hợp ADN:

+ Mạch khuôn: 2 mạch của ADN

+Chiều tổng hợp: diễn ra trên cả 2 mạch của ADN theo chiều ngược nhau

+Nguyên tắc: bổ sung: A-T,G-X 

                        Nguyên tắc bán bảo toàn

Diễn biến:

+Khởi đầu: Nhờ enzyme tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn .

+Tổng hợp mạch ADN mới: 

Enzyme ADN pol lần lượt liên kết các nu tự do môi trường nội bào với nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung :

Trên mạch khuôn có chiều 3'-5' mạch mới được tổng hợp liên tục 

Trên mạch khuôn có chiều 5'-3' mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn okazaki. Các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzyme nối Ligaza

+Hai phân tử ADN mới được hình thành: Mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn  ( 1 mạch mới được tổng hợp và 1 mạch của ADN mẹ ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo nên ADN con.

Kết quả : 2 ADN con tạo ra có cấu trúc giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu

Câu 2:

Quá trình tổng hợp ARN:

+ Mạch khuôn: Mạch mã gốc của ADN

+Chiều tổng hợp: theo chiều 3'-5' mạch mã gốc

+Nguyên tắc: bổ sung: A-U,G-X , X-G,T-A

Diễn biến:

+Khởi đầu: Enzyme ARN pol bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc 3'-5' và bắt đầu tổng hợp ở vị trí đặc hiệu.

+Kéo dài sợi ARN: Enzyme trượt trên mạch gốc theo chiều 3'-5' và gắn các nu trong môi trường nội bào với các nu trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung: $A_g-U_{mt},T_g-A_{mt},G_g-X_{mt},X_g-G_{mt}$

Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen đóng xoắn lại

+Kết thúc: ARN pol trượt đến vùng kết thúc , gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

Kết quả: 1 lần phiên mã tạo nên 1 phân tử ARN

Câu 4:

Quy ước: $A$: thân cao       $a$: thân thấp

$F1$ có cây thân thấp $aa$ ⇒Cây thân cao $P$ có KG $Aa$

Sơ đồ lai

$P:$ $Aa$  ×   $Aa$
$Gp:$ $A,a$      $A,a$

$F1:$

        Kiểu gen: $1AA:2Aa:1aa$

        Kiểu hình: $3$ thân cao : $1$ thân thấp

Câu 5:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung:

⇒Trình tự nu trên mạch bổ sung:
$-T-X-A-G-T-G-X-A-T-$

Đáp án:

 Giải thích các bước giải: câu 1:

Quá trình nhân đôi ADN trải qua 3 bước:

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. 

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn  mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng, sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).

Câu 2:

– Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn.

– Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tác liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G.

– Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin.

+ Nguyên tắc:

Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu.

Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X, và X với G.

->’ Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN

câu 3:

– Qua giảm phân tạo ra một loại trứng (22A+X) và hai loại tinh trùng (22A+X và 22A+Y)

– Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng sẽ tạo hợp tử phát triển thành con gái. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng sẽ tạo hợp tử phát triển thành con trai.

– Tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1 do 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất như nhau.

câu 4:

Quy ước gen: A thân cao             a thân thấp 

Kiểu gen P thân cao: A_ 

P thân cao đi lai phân tích thu dc F1 toàn thân cao

=> P thuần chủng 

kiểu gen: AA: cao.                    aa thấp
P (t/c)    AA( cao)      x      aa( thấp)

Gp        A                         a

F1         Aa(100% cao)

F1xF1    Aa( cao)      x     Aa( cao)

GF1      A,a                      A,a

F2:  1AA:2Aa:1aa

kiểu hình: 3 cao:1 thấp

câu 5: đoạn mạch bổ sung của các mạch trên là : T-X-A-G-T-G-X-A-T

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm