Câu 1: Giun đũa khác với sán la gan ở đặc điểm? A. Để nhiều trứng B. Ruột thẳng C. Cơ quan di chuyển tiêu giảm D. Sống kí sinh Câu 2: Vai trò của giun đất đối với đất trồng A. Làm cho đất tới xốp và giữ cho đất ẩm B. Làm tăng độ màu mỡ cho đất C. Làm cho đất tơi xốp D. Làm cho đất tơi xốp và tăng đồ màu mỡ cho đất Câu 3: Động vật nguyên sinh nào sau đây có thể sống tự dưỡng A. Trùng roi xanh B. Trùng giày C. Trùng biến hình D. Trùng sốt rét

2 câu trả lời

Câu 1: Giun đũa khác với sán la gan ở đặc điểm?

⇒A. Để nhiều trứng.

-------------------------------------

+ Sán lá gan: Đẻ 4000 trứng mỗi ngày.

+ Giun đũa: Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

Câu 2: Vai trò của giun đất đối với đất trồng:

⇒ D. Làm cho đất tơi xốp và tăng đồ màu mỡ cho đất.

----------------------------------------

Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp. Giun đất là một trong những loài sinh vật giúp đất màu mỡ, cây trồng tươi tốt.

Câu 3: Động vật nguyên sinh nào sau đây có thể sống tự dưỡng:

⇒A. Trùng roi xanh.

----------------------------------------

Trùng roi có 2 hình thức dinh dưỡng :

+ Tự dưỡng : giống như thực vật vì trong cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng, nước, CO2, để tổng hợp chất hữu cơ.

+ Dị dưỡng : khi ở trong tối, màu xanh mất đi. Tuy nhiên, chúng vẫn sống được nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy.

 

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

C. Cơ quan di chuyển tiêu giảm

D. Làm cho đất tơi xốp và tăng đồ màu mỡ cho đất

A. Trùng roi xanh