Câu 1. Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó? Câu 2. Nêu ý nghĩa của điện trở dây dẫn. Viết công thức tính điện trở của một dây dẫn. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Câu 3. Phát biểu định luật Ôm và viết hệ thức của định luật. Câu 4. Viết các công thức đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1và R2 khi mắc nối tiếp và khi mắc song song. Câu 5. Hãy cho biết: a. Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài của dây dẫn, tiết diện của dây dẫn. b. Viết công thức liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn. c.Nêu cấu tạo, hoạt động và tác dụng của biến trở. Trên biến trở con chạy có ghi 20Ω -2A,các con số này có ý nghĩa gì? Câu 6. Nêu ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện. Viết các công thức tính công suất điện. Câu 7. Viết các công thức tính điện năng tiêu thụ của một dụng cụ điện (hay đoạn mạch điện). Câu 8. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun –Len xơ. Câu 9. Trên một bóng đèn có ghi 6V –6W. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 9V. a. Vẽ sơ đồ mạch điện và tính trị số điện trở của biến trở để bóng đèn sáng bình thường. b. Biến trở này có trị số điện trở lớn nhất là 25Ω, được quấn bằng dây nicrôm có điện trở suất là 1,10.10^-6Ω.m, có tiết diện 0,2mm^2. Tính chiều dài của đoạn dây nicrôm được dùng làm biến trở.
1 câu trả lời
CÂU 1 : Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
CÂU 2 :
Ý NGHĨA : VỚI CÙNG HIỆU ĐIỆN THẾ ĐẶT VÀO 2 ĐẦU CÁC DÂY DẪN KHÁC NHAU, DÂY NÀO CÓ ĐIỆN TRỞ LỚN GẤP BAO NHIÊU LẦN THÌ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA NÓ NHỎ ĐI BẤY NHIÊU LẦN. DO ĐÓ ĐIỆN TRỞ BIỂU THỊ MỨC ĐỘ CẢN TRỞ DÒNG ĐIỆN NHIỀU HAY ÍT CỦA DÂY DẪN
CÔNG THỨC : R = U/I
TRONG ĐÓ : R LÀ ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN ( Ω )
U LÀ HIỆU ĐIỆN THẾ DÂY DẪN ( V )
I LÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN DÂY DẪN ( A )
CÂU 3 :
ĐỊNH LUẬT ÔM : CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA DÂY DẪN TỈ LỆ THUẬN VỚI HIỆU ĐIỆN THẾ ĐẶT VÀO 2 ĐẦU DÂY VÀ TỈ LỆ NGHỊCH VỚI ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY
HỆ THỨC : I = U/R
CÂU 4 :
MẮC NỐI TIẾP : R TƯƠNG ĐƯƠNG = R1 + R2
MẮC SONG SONG : 1/R TƯƠNG ĐƯƠNG = 1/R1 + 1/R2
CÂU 5 :
a ) ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN TỈ LỆ THUẬN VỚI CHIỀU DÀI CỦA DÂY
- ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN TỈ LỆ NGHỊCH VỚI TIẾT DIỆN CỦA DÂY
b) R = p . l / S
c) CẤU TẠO : GỒM CUỘN DÂY DẪN BẰNG HỢP KIM CÓ ĐIỆN TRỞ SUẤT LỚN ( NIKÊLIN , NICRÔM) ĐƯỢC QUẤN ĐỀU ĐẮN TRÊN 1 LÕI SỨ VÀ CON CHẠY ( HOẶC TAY QUAY )
-HOẠT ĐỘNG : BIẾN TRỞ ĐƯỢC MẮC NỐI TIẾP VÀO MẠCH ĐIỆN TẠI 2 ĐIỂM A VÀ N. KHI ĐÓ NẾU TA DỊCH CHUYỂN CON CHẠY C THÌ ĐIỆN TRỞ CỦA BIẾN TRỞ VÀ ĐIỆN TRỞ MẠCH ĐIỆN THAY ĐỔI
- TÁC DỤNG : CÓ THỂ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN TRONG MẠCH KHI THAY ĐỔI TRỊ SỐ ĐIỆN TRỞ CỦA NÓ
- là điện trở tối đa của biến trở.
2A là cường độ dòng điện lớn nhất có thể chạy qua biến trở.
CÂU 6 :
Ý NGHĨA : Số oat ghi trên dụng cụ cho biết : Công suất điện của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.
- CÔNG THỨC : P = I^2 . R = U^2 / R
CÂU 7 :
CÔNG THỨC : H = Ai / Atp hoặc H = Ai / Atp x 100 %
CÂU 8 :
HỆ THỨC : NHIỆT LƯỢNG TỎA RA Ở DÂY DẪN ĐIỆN TRỞ R KHI CÓ DÒNG ĐIỆN CƯỜNG ĐỘ I CHẠY QUA TRONG THỜI GIAN t LÀ : Q = I^2 . R . t