Câu 1: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Câu 2: Giải thích cơ chế phát sinh thể dị bội.
2 câu trả lời
ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Giải thích cơ chế phát sinh thể dị bội.
- Trong giảm phân: một cặp NST không phân li bình thường à 2 loại giao tử đột biến.
+ Giao tử (n+1): có 2 NST của cùng 1 cặp.
+ Giao tử (n- 1): không có chiếc nào của 1 cặp NST.
- Trong thụ tinh: có sự kết hợp giữa các giao tử bất thường này với giao tử n bình thườngà hợp tử dị bội.
+ Hợp tử (2n+1): có 3 NST của cùng 1 cặp.
+ Hợp tử (2n-1): chỉ có 1 NST của cùng 1 cặp.
$\text{Câu 1.}$
- Nguyên tắc tự nhân đôi trong ADN :
+ Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của ADN mẹ. A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro. G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa ( bán bảo toàn ) : Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ ( mạch cũ ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
$\text{Câu 2.}$
- Cơ chế phát sinh thể dị bội :
+ Trong quá trình phát sinh giao tử, một bên bố hoặc mẹ phát sinh giao tử bình thường cho hai giao tử ( n ) và một bên phát sinh giao tử không bình thường cho hai giao tử ( n + 1 ) và ( n - 1 ).
· Sự kết hợp giữa giao tử ( n ) với giao tử ( n + 1 ) được hợp tử ( 2n + 1 ).
· Sự kết hợp giữa giao tử ( n ) với giao tử ( n - 1 ) được hợp tử ( 2n - 1 ).
- Sơ đồ cơ chế phát sinh thể dị bội :
$\text{P : ♂ ( ♀ ) ( 2n ) x ♀ ( ♂ ) ( 2n )}$
$\text{G(P) : n, n n + 1, n - 1}$
$\text{F : 2n + 1, 2n - 1}$