Câu 1: a. Hoàn chỉnh bài thơ sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn …………………………………. ………………………………….. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Ngữ văn 7- tập 1, trang 94) b. Cho biết tên bài thơ em vừa hoàn thành ở trên? Tác giả bài thơ là ai? c. Nêu ý nghĩa của bài thơ em vừa hoàn thành ở trên. Câu 2: Xác định phép điệp ngữ trong đoạn văn, đoạn thơ sau và cho biết đó là điệp ngữ gì? a. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) b. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài - Cuộc chia tay của những con búp bê) Câu 3: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo mà em yêu qúy nhất

2 câu trả lời

Câu 1: a) Ba chìm bảy nổi với nước non 

              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng

b) Bài thơ em vừa hoàn thành ở trên có tên là Bánh trôi nước. Tác giả Hồ Xuân Hương .

c) Ý nghĩa của bài thơ: 

- Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam. 

- Nói lên sự bất công của người phụ nữ thời xưa không có quyền tự chủ, phải sống dựa vào người khác nhưng phẩm chất, tâm hồn vần thủy chung.

=> Bênh vực người phụ nữ , tố cáo xã hội bất công.

Câu 2 : a) Có điệp từ " Muốn làm ", đây là điệp ngữ cách quãng.

b) Có điệp ngữ" một giấc mơ' , điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng).

Câu 3:                                           Bài làm :

                                      Em nghe thầy đọc bao ngày 

                                 Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

                                      Mái chéo nghe vọng sông xa

                                   Êm êm như tiếng của bà năm xưa...

Những câu thơ trên được trích từ bài: " Nghe thầy đọc thơ"-  một bài thơ mà em rất yêu thích. Em thích bài thơ ấy bởi không chỉ vì nó hay mà nó còn gợi về cho em bao kí ức tuổi thơ bên thầy giáo dạy em năm lớp 3- thầy Hòa. 

Thầy Hòa là giáo viên dạy môn Ngữ văn cho em lúc em lên lớp 3. Lúc đó, thầy ấy chỉ mới vào trường nhưng lại rất nghiêm túc với việc giảng dạy của mình. Lần đầu gặp thầy, em hơi nhút nhát, sợ sệt bởi vẻ ngoài nghiêm nghị.......( Tả về hình dáng thầy).

Trái ngược với vẻ ngoài khô cứng, có phần hơi dữ , thì bên trong là một trái tim nhân hậu, luôn tận tụy với công việc và hết mực yêu thương học sinh. Học sinh nếu có gì không hiểu, thầy sẽ dạy lại. Khi có ai làm sai, thầy sẽ nhìn chăm chú vào học sinh đó, Cho đến khi người học trò nhỏ tự ý thức được việc mình đã làm và hứa không tái phạm thì thấy sẵn sàng bỏ qua.Thầy không đánh, không mắng, không bắt chép phạt, không gọi phụ huynh. Cách dạy của thầy tuy có chút khác biệt nhưng đã làm khoảng cách giữa thầy trò đã đượ kéo gần. Như vậy vào mỗi bữa cá học sinh trong lớp đều nghiêm túc nghe giảng và tích cực xay dựng bài với thầy.

Đến bây giờ, nhìn lại khoảng thời gian tươi đẹp sao trôi thật nhanh, phút chốc em đã lên lớp 7 nhưng em vẫn nhớ như in ngoại hình, tính tình của thầy như thế nào. Mỗi lần về thăm trường cũ, em đều ghé qua lớp học của thầy. Đứng ngoài cửa sổ, hồi tưởng lại những ngày xưa ấy, cái kỉ niệm đẹp đẽ trong kí ức của em. 

Em mong thầy luôn mãi khỏe mạnh, sống vui vẻ. Để có thể chấp cách thêm cho những em học sinh non nớt, vun đắp thêm nhiều ước mơ cho thế hệ trẻ mai sau. Để cho những đứa trẻ như em lại có thêm cơ hội được một người thầy giáo tuyệt vời như thầy Hòa.

Câu 1:

a) Bảy nổi ba chìm với nước non

     Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

b) Tác giả:Hồ Xuân Hương,tác phẩm là:Bánh trôi nước

c) Ý câu thơ muốn ca ngợi nhân cách cao đẹp của người phụ nữ, dù bảy nổi ba chìm vẫn một lòng son sắt, thủy chung.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước