Câu 1: 3 tụ điện C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để được bộ tụ có điện dung là C thì các tụ phải ghép như thế nào ? Câu 2: Hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N là UMN = 20V, điện thế tại N là 60V. Điện thế tại M là bao nhiêu ? Câu 3: 2 vật nhỏ tích điện cách nhau 50cm trong chân không, hút nhau bằng 1 lực 0,18N. Điện tích tổng cộng của 2 vật là 4.10 mũ -6 C. Tính điện tích mỗi vật
1 câu trả lời
Đáp án:
Câu 1:\(({{C}_{1}}//{{C}_{2}})nt{{C}_{3}}\)
Câu 2: VM=80V
Câu 3:
\(\left\{ \begin{align}
& {{q}_{1}}={{5.10}^{-6}}C \\
& {{q}_{2}}=-{{10.}^{-6}}C \\
\end{align} \right.\)
Giải thích các bước giải:
Câu 1: diện dung toàn mạch
\({{C}_{td}}=\dfrac{(C+C).2C}{C+C+2C}=\dfrac{({{C}_{1}}+{{C}_{2}}).{{C}_{3}}}{{{C}_{1}}+{{C}_{2}}+{{C}_{3}}}=C\)
Cách mắc:
\(({{C}_{1}}//{{C}_{2}})nt{{C}_{3}}\)
Câu 2: Điện thế tại M
\({{U}_{MN}}={{V}_{M}}-{{V}_{N}}\Rightarrow {{V}_{M}}={{U}_{MN}}+{{V}_{N}}=20+60=80V\)
Câu 3:
Lực điện
\(F=k.\dfrac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\Rightarrow \left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|=\dfrac{0,18.0,{{5}^{2}}}{{{9.10}^{9}}}={{5.10}^{-12}}{{C}^{2}}\)
vì lực tương tác là lực hút => 2 điện tích trái dấu
Ta có:
\(\left\{ \begin{align}
& {{q}_{1}}{{q}_{2}}=-{{5.10}^{-12}}{{C}^{2}} \\
& {{q}_{1}}+{{q}_{2}}={{4.10}^{-6}}C \\
\end{align} \right.\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{align}
& {{q}_{1}}={{5.10}^{-6}}C \\
& {{q}_{2}}=-{{10.}^{-6}}C \\
\end{align} \right.\)