Cảm nhận về Bánh trôi nước? (ko có sao chép mạng nhá)

1 câu trả lời

Bài số 1

  Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII. Bà được người đời yêu mến và tôn danh với cái tên “Bà chúa thơ nôm”. Trong các tác phẩm đã sáng tác của bà, “Bánh trôi nước” là bài thơ em rất yêu thích. Đó là một trong những bài thơ nổi của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

  Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non

  Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận vất vả của họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

 Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn dồn họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!”

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

  Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ Xuân Hương đã khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác ám chỉ là những người nam giới thời xưa, họ luôn lạc hậu tin vào quan niệm của xã hội phong kiến như: Trọng nam khinh nữ; Chồng chúa vợ tôi; Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối lại phảng phất lên vẻ đẹp cũng như phẩm chất trong sạch của người phụ nữ thời đó:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

  Hình ảnh chiếc bánh một lần nữa lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son. Nhà thơ vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các quan hệ từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ của chế độ phong kiến đồng thời giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

  Tác giả sử dụng thể thơ Đường luật kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi vừa miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước vừa phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.

  Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm “Bánh trôi nước”.

  Qua tác phẩm này, ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca người phụ nữ không chỉ ở nhân phẩm mà ngay còn cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của mỗi con người.

Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã khép lại song dư âm về 1 tình yêu, những lời thiết tha và vẻ đẹp của người phụ nữ thì còn in sâu trong lòng mỗi người. Cảm ơn nhà thơ đã để lại cho đời những vần thơ đẹp. Nhờ bài thơ mà em càng thêm tự hào về những người phụ nữ kiên cường cũng như kính trọng tấm lòng nhân văn của “Bà chúa thơ Nôm” . Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt để xứng đáng với niềm tin của nhà thơ.

Chúc bạn học tốt!

Cho mình xin CTLHN nhé!

Tối nay nhớ thức đón giao thừa =33

 

 

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm