cảm nhận khổ 4, 5 đoàn thuyền đánh cá

2 câu trả lời

Nói đến Huy Cận là nói đến một giọng thơ khỏe khoắn, chắc nihcj, và giàu chất nhạc. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá " sáng tác 1958 khi miền Bắc đi lên xây dựng cách mạng xã hội là một bài thơ như thế.  Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của con người lao động mới trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đọc ấn tượng nhất là hình ảnh con người lao động mới trong thời điểm đánh cá trên biển đêm.

        Những người ngư dân bắt tay vào công việc đánh cá trên biển làm việc trong tư thế làm chủ chinh phục thiên nhiên biển cả họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời trăng sao để làm tăng khí thế của con người lao động.  Họ đang trong trận trong cuộc chinh phục biển khơi. Họ đến trận chiến này một cách hào hứng mê say, lao động cần mẫn để có thành quả, vũ khí của họ là những mỏ lưới thả xuống biển cả làm nổi bật vị thế của người lao động trong thư thế làm chủ thiên nhiên.

                       “Cá nhụ…Hạ Long”

           Nhà thơ Huy Cận đã phát hiện ra vẻ đẹp của các loài cá với biện pháp liệt kê cá nhỏ cá chim cá đế để ca ngợi sự giầu đẹp phong phú của biển cả Việt Nam đây là niềm tự hào người dân vùng biển. Cái đuôi em vậy trăng vàng chóe. Đây là hình ảnh nhân hóa là cái nhìn trìu mến của nhà thơ với các loài cá nói riêng và vẽ đẹp của biển cả nói chung. Ta hát bài ca gọi cá vào. Tử bữa nào. Một lần nữa câu hát lại xuất hiện đồng hành với con Người ngay cả khi đánh cá. Những người ngư dân tràn đầy lạc quan yêu đời tin tưởng vào mình. Họ có cảm giác trăng đang sà xuống giúp đoàn thuyền đánh cá. Biển cho ta cả như lòng mẹ là hình ảnh so sánh thể hiện lòng biết ơn chân thành nồng hậu của người dân với biển họ xem biển như người mẹ thứ hai, tuy không sinh thành nhưng đã nuôi dưỡng bao thế hệ lan trai. Biển là nguồn sống vô tận với bao không bao giờ vơi cạn. Luôn bao dung che chở cho làng trai đúng như câu nói rừng vàng biển bạc biển biển không bao giờ từ chối và phụ lòng người. Sao mờ nắng hồng. Con người lao động hiện lên với sự khoe khoang vạm vỡ với động tác kéo sang tay trùm cá nặng đây là thành quả lao động tốt đẹp kiểu sang tay kéo tất cả sức lực với cơ bắp nổi lên cuồn cuộn đây là hình ảnh sáng tạo dầu sức tạo hình khiến ta hình dung một cách cụ thể từng động tác của người dân chài dựng lên một bức tượng đài của người dân đầy sức sống. Họ lao động không mệt mỏi với tinh thần khẩn trương cao độ, họ trở thành những người chiến thắng với những con thuyền đầy ấp cá Những gương mặt mang vị mặn mòi của biển cả. Những người lao động hiện lên với tư thế làm chủ làm tăng việc chế của con người trong công cuộc xây dựng vũ trụ.

           Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan theo học suốt trong chuyến ra khơi đầy hào hứng, say mê. Và giờ đây họ trở về trong khúc ca khải hoàn của đoàn quân chiến thắng. 

                             “ Câu hát …muôn dặm khơi” 

             Câu hát căng buồm được lập lại ở khổ cuối làm cho bài thơ có cấu trúc trọn vẹn hơn đó là niềm vui bội thu. Khi bình minh lên mặt chơi lóe sáng cũng là lúc hoàn tất công việc trở về với những khoang cá nặng đầy mà vẫn phơi phới chạy đua cùng mặt trời tầm vóc lớn lao phi thường của người lao động vừa thực vừa hào hứng. Hình ảnh thơ phản ánh một thói quen lâu đời của người dân là đưa cá về bến trước lúc trời sáng. Hoàng hôn xuống biển thuyền đi thu đêm đánh cá trở về bình mình.  Với hình ảnh nhân hóa ẩn dụ đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, mặt trời đội biển nói lên vẻ đẹp của người chinh phục thiên nhiên đã hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế làm chủ. Họ lao động bằng niềm tin niềm lạc quan của mình. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Là sự liên tưởng về tương lai tươi sáng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc đang đón chờ người dân

                      Nghệ thuật: với thể thơ tự do, giọng thơ bay bổng trí tưởng tượng phong phú. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ so sánh ẩn dụ nhân hóa liệt kê và liên tưởng tưởng tượng.  Vì thế mà bài thơ được coi là khúc tráng ca của người lao động hình ảnh người dân đánh cá trong bài thơ là hình ảnh những người lao động mới của đất nước ta trong những năm 60 của thế kỷ 20 cùng thời điểm này nhà thơ Tố hữu đã thể hiện qua bài thơ mùa thu mới Tập làm tập làm người xây dựng dám ơn mình cai quản thiên nhiên

Không chỉ tinh tế về cảm xúc thẩm mĩ mà còn phong phú về vốn sống, Huy Cận hiểu khá tường tận về công việc của những người đánh cá. Đoàn thuyền đã tìm thấy đúng bãi cá và lưới đã được buông xuống:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”

Bằng nghệ thuật tưởng tượng lãng mạn, biển trời với bao nhiêu loài cá mang bao nhiêu màu sắc lung linh trở nên thật kì ảo dưới ánh trăng. Bằng biện pháp liệt kê và điệp từ “cá”, tác giả đã kể tên nhiều loài cá quý, thể hiện sự phong phú và đa dạng về chủng loại, bổ sung về chủng loại cá ở đoạn thơ tả đàn cá thu “dệt biển”. Hình ảnh cá song là một nét vẽ tài hoa, vẩy cá đen, hồng lấp lánh trên biển nước lấp loáng ánh trăng như những ngọn đuốc giữa biển đêm thăm thẳm. Cái “quẫy đuôi” làm cho bức tranh thật sinh động cùng với nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài vô cùng rực rỡ. Thiên nhiên được nhân hóa “thở”, cùng với cách gọi cá là “em” thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tình yêu biển sâu nặng của tác giả.

Tiếng hát của con người lao động lại cất cao phóng khoáng, bay bổng, chan chứa niềm tin yêu cuộc sống:

"Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao."

Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động, cả đoàn thuyền đánh cá. Người dân chài cất tiếng hát tả lại công việc của mình với niềm yêu đời mãnh liệt, biến khó khăn thành niềm vui. Lời ca gọi cá vào đã làm tăng thêm phần thơ mộng của bức tranh sơn mài. Hình ảnh “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” là một hình ảnh vô cùng sáng tạo và giàu chất thơ, trăng in bóng xuống nước, sóng vỗ vào mạn thuyền “gõ nhịp” gọi cá vào. Những vần điệu độc đáo được dệt nên bằng cái nhìn tươi tắn, lạc quan của tác giả đối với biển và con người thể hiện tình yêu lao động, khát khao chinh phục thiên nhiên và ước mơ làm giàu, làm đẹp cho đời của những con người lao động mới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm