Cảm nhận anh chị về bài thơ câu cá mùa thu Nghị luận

1 câu trả lời

** Em tham khảo dàn ý dưới đây nhé **

A. Mở bài

  - Giới thiệu tác giả.

  - Hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung tác phẩm

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

  1. Hai câu đề

     - Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

     - Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

     - Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

  2. Hai câu thực

- Mùa thu giàu hình ảnh:

    + Sóng biếc

    + Lá vàng trước gió

- Sự chuyển động:

    + hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ 

    + “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ 

 3. Hai câu luận

    -  Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

    -  Hình ảnh trời xanh ngắt

    -  “ngõ trúc quanh co”

    -  Khách vắng teo

 4. Hai câu kết

    - Xuất hiện hình ảnh con người câu cá.

    - Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động.

 5. Nghệ thuật

- Bút pháp chấm phá

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   - Cảm nghĩ của bản thân.

** Bài viết tham khảo 

    Trong những cây bút viết về quê hương, Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ nổi bật. Thơ viết về quê hương của Nguyễn Khuyến đẹp vẻ đẹp của cảnh vật, của con người, của những tình cảm giữa người với người và cả những giây phút êm đềm quý giá. Những vẫn thơ ấy không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa biết bao tình cảm, sự yêu thương, trân trọng. Bản thân xuất thân từ nông thôn, và khi về ở ẩn với khoảng 25 năm cuối đời gắn bó với nông thôn bình dị, Nguyễn Khuyến am hiểu tường tận cuộc sống sinh hoạt, tình cảm của người dân quê. Tắm mình trong dòng chảy quê hương ấy, mọi thứ đã in đậm vào tâm hồn ông. Chính vì vậy mà những vần thơ viết về làng quê của Nguyễn Khuyến có những sức hút lạ kì. Trong đó ông nổi bật nhất với chùm thơ thu, bài " Thu điếu" là một trong ba bài thơ thuộc chùm thơ ấy.

  Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:

           Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

          Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩ xảo cả.
   Thuyền câu đã hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy. Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí). Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ khuất. Gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp. Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng biếc" đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng của mùa thu. “Hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương xứng với vận động của chiều ngang thật tài tình.Nhà thơ đã thả hồn theo chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo" trên mặt ao trong veo.

Nhà thơ mở không gian lên chiều cao tạo nên không khí khoáng đạt và không gian được mở rộng nên bức tranh "Thu điếu” thêm đường nét, thêm màu sắc:

          Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

          Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Màu da trời “xanh ngắt” thật là đẹp, màu xanh xao mà tha thiết. Trong màu “xanh ngắt” có cái thăm thẳm của chiều cao. Mây không trôi mà “lơ lửng” những áng mây trắng “lơ lửng” trên bầu trời “xanh ngắt” thật là thanh bình. Rồi tác giả lại trở về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. “Ngõ trúc quanh co”, đường làng quanh co thân thuộc với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong thơ Nguyễn Khuyến tre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh), “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dầu cháy đốt ngay vẫn thẳng”. Những nét trúc thẳng đốì lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm. Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách váng teo”. Bức tranh thu đượm buồn. Các thi sĩ thích miêu tả cảnh thu trong tĩnh lặng, đẹp, nhưng buồn.

  Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần”, dường như để tương xứng với khung ao nhỏ, với chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thì một cử động đã làm cho nhà thơ sực tỉnh. Có ý kiến cho rằng cử chỉ đi câu của Nguyễn Khuyến giống với Khương Tử Nha và nhà bình luận đó hết lời ngợi ca cả hai ông. Không! Nguyễn Khuyến đâu có còn chờ thời. Nhà thơ chỉ muôn tan hòa vào thiên nhiên, vào non nước. Toàn bộ hình tượng thơ “Thu điếu” đã sửa soạn cho thái độ này. Khung cảnh hẹp, làn ao nhỏ, chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần” hòa điệu với thiên nhiên, tan hòa với non nước. Thế thì làm sao thái độ đi câu của Nguyễn Khuyên lại giống với thái độ đi câu của Khương Tử Nha được? Còn đồng tình với ai đó là chuyện riêng. Tôi đồng tình với Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến trở về quê là để yêu quê, yêu làng, yêu nước qua cuộc sống bình dị bên dân quê và cảnh quê. Một tình cảm gắn bó như vậy với quê hương cần biết bao nhiêu. Hãy đọc thơ Nguyễn Khuyến để tìm cho mình những rung động, những tình cảm chân thành đối với quê hương, đất nước, con người Việt Nam qua những vần thơ ăm ắp tình quê mà tác giả gửi gắm. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm