1 câu trả lời
@danggiabao0
Rất dễ thấy là mọi thứ đều khác, từ đối ngoại cho đến cấu trúc kinh tế - xã hội và một thời đại bùng nổ thông tin dữ dội. Mỗi nhân tố này đều sẽ cho mọi người những góc nhìn khác nhau về sự khác biệt giữa hai công cuộc đổi mới.
Nhưng chắc chắn có một điều giống nhau, để Đổi mới thành công, phải có một sự đồng lòng từ dưới lên trên và cũng phải từ trên xuống dưới. Người dân thì đang có nhu cầu một cuộc Đổi mới mạnh mẽ, thậm chí về các vấn đề mang tính kinh viện để đưa đất nước chuyển sang một trang mới phát triển vượt bậc, trong khi đó, các cấp lãnh đạo bên trên vẫn còn đang tranh cãi về lý luận thì khó lòng nói đến đổi mới được. Ngược lại, nếu các cấp lãnh đạo đưa ra những triết lý Đổi mới mà mình nghĩ rằng đúng, nhưng nếu phần lớn người dân không đồng tình, không chia sẻ, hoặc không thấu hiểu hết thì Đổi mới cũng sẽ đi vào ngõ cụt.
Về phía người dân bình thường thì rất rõ, cho dù có là ai, hầu hết đều có chia sẻ rất thiết thực về điều mình cần phải làm để cuộc sống khấm khá hơn. Người dân Việt mong muốn đất nước cho họ mọi cơ hội và động lực để có thể phát huy tối đa sức sáng tạo đến tận cùng. Để nuôi sống bản thân họ và gia đình? Đâu chỉ có thế. Bản năng của con người là phải làm việc và sáng tạo, từ những điều nhỏ nhất cho đến những gì vĩ đại nhất. Nếu đất nước còn có bất kỳ điều gì hạn chế khả năng sáng tạo của người dân thì khó lòng phát triển. Chỉ có tụt hậu và mất hút.