Cảm nghĩ về bài "Bánh trôi nước" (Bài văn đầy đủ, không phải dàn ý)
2 câu trả lời
Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII. Bà được người đời yêu mến tôn danh với cái tên Bà chúa thơ nôm. Thơ của Hồ Xuân Hương mang cái nét thanh thanh tục tục, là tiếng lòng đầy thổn thức đầy trắc ẩn của người phụ nữ xưa.
Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương đã dùng mô túy quen thuộc trong thơ ca xưa cổ: «Thân em..» Nhắc đến thân em vừa là nhắc đến hình ảnh chiếc bánh trôi lại cũng là nhắc về hình ảnh người phụ nữ. Phải chăng tác giả muốn đề cập muốn nhấn mạnh về thân thể về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
«Bảy nổi ba chìm với nước non»
Thành ngữ «bảy nổi ba chìm» dùng để ám chỉ về một cuộc đời nổi trôi, lênh đênh, vô định. Người phụ nữ trong xã hội xưa không biết răng cuộc đời mình sẽ đi về đâu, sẽ đến đâu, và gặp những ai.
Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu»
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ tài tình để nhấn mạnh về cuộc đời người phụ nữ. Rắn nát là tính từ chỉ mức độ, ở đây để nói về sự khổ đau hay hạnh phúc viên mãn trong những năm tháng cuộc đời.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?»
Thân phận những người con gái, những bà những mẹ như chiếc cây tầm gửi, bấu víu, phó mặc vào bàn tay người khác.
«Mà em vẫn giữ tấm lòng son»
Tấm lòng son chính là tấm lòng thủy trong, son sắt của người phụ nữ. Câu thơ cuối như một lời tuyên thệ, lời khẳng định chắc nịch cho phẩm chất sáng trong của người phụ nữ, rằng dù có lênh đênh, có bị vùi dập, có đặt trong hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa trong họ vẫn luôn ngời lên đức tính cao đẹp, đức hạnh vô cùng.
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thâm thúy. “Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, đầy áp bức.
Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
“Thân em…” là mô típ câu mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn”, mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp thời trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lý, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí còn không được quyết định số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, chìm nổi y như bánh trôi nước vậy.
Câu thơ thứ ba:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ “rắn nát” lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng sẽ không được phản kháng, chống cự. Đó là một đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù phải cam chịu, sự bất công luôn hiện hữu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son sắt của biết bao thế hệ phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được.
“Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cổ hủ xưa. Đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.