cảm nghĩ về 1 món ăn đặc trưng của ngày tết quê em. có kết hợp miêu tả và tự sự, viết có mở, thân và kết bài

2 câu trả lời

#phongnha5i

Ngày tết là một ngày mà tất cả mọi người đều coi trọng. Đó là những ngày được coi là ngày hên sui cả năm. Nên mọi người chọn gì để trưng bày ngày tết, ăn uống trong ngày tết rất được chú ý. Tại sao mọi người lại chọn gà để cúng đầu năm mà không chọn vịt? đó là vì gà đem lại may mắn cho họ. Ngày đầu năm có rất nhiều thứ, nhiều món ăn rất kiêng kỵ.

Các món ăn được mọi người chọn lựa một cách kỹ càng. Để cầu may cho cả gia đình. Ví dụ như đầu năm người ta thường làm bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà tổ tiên của họ. Nguyện liệu được làm bằng nếp, gạo để diễn tả cho sự may mắn, quanh năm đều có gạo, nếp trong nhà. Còn thể hiện sự đầy đủ, cơm ăn áo mặc. Không chỉ vậy, trái cây còn được mọi người chuẩn bị rất đầy đủ như đu đủ, dừa, mãng cầu và một số loại nữa thể hiện cho sự cầu vừa đủ xài trong năm.

Nói đến món ăn không thể nào khớt từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết. Chiếc bánh chưng thể hiện cho nét văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Nó có từ rất lâu, thể hiện cho những công đoạn cực khổ mới có được nó. Như từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết.

Không chỉ vậy, khi chúng ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng làm ta nhớ đến những nét đẹp văn hóa từ bao đời nay và đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

cho mình ctlhn nha bn.

Tết đến xuân sang bao giờ cũng là thời điểm náo nức đối với tất cả mọi người. Bản thân em cũng rất mong chờ Tết. Và em vô cùng thích Tết, thích không khí se se lạnh cùng với những món ăn đặc trưng ngày Tết. Trong số đó không thể không kể đến bánh chưng. Với em, bánh chung luôn là món ăn đặc biệt.

Từ những ngày 27, 28 Tết, khi gió rét vẫn còn se se, khi không khí Tết vẫn đang đến trong chờ mong thì em đã hướn lòng mình về với Tết. Bánh chưng xanh lúc này tuy chưa thành hình dạng nhưng lại lấp ló trong tâm trí bao người con. Em yêu lắm hương thơm nồng của bánh nên ngay khi nhìn thấy những chiếc lá dong, nhung nhớ trong bao người đã ùa về.

Những chiếc bánh được các bà, các bố, các mẹ gói trong mỗi gia đình đều vuông vức, đẹp xinh. Hương đỗ, hương gạo, hương thịt lợn, hạt tiêu bay phảng phất làm ai nấy đều chờ mong. Nhưng có lẽ thơm nhất, ấm nhất ấy là khi mọi người luộc bánh. Vung nồi mở lên, rực rỡ cả một khoảng trời nhung nhớ vị Tết đến xuân sang. 

Chiếc bánh chưng được mở ra sau đêm dài luộc bánh. Em háo hức vô cùng khi chiếc bánh được bóc ra. Dường như trong đó không chỉ là một món ăn mà còn là tinh thần, là vị Tết. Em hiểu thêm hương vị truyền thống và thêm yêu dân tộc mình, thêm yêu sự tốt đẹp của văn hóa ngàn đời. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước