cam nghi - Khổ đầu và khổ cuối bài thơ “ Tiếng gà trưa” ko chép mạng

2 câu trả lời

CẢM NHẬN KHỔ 1 BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

Tiếng gà trưa là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả nước.

Khổ đầu của bài thơ kể về sự việc bình thường mà thú vị: trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ, anh đã nghe tiếng gà vang lên “Cục… cục tác cục ta”. Câu thơ ghi lại âm thanh tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Đây là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê Việt Nam. Nó làm anh xúc động biết bao! Với nghệ thuật điệp ngữ, từ “nghe” được lặp lại ba lần, và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả sinh đồng niềm cảm xúc dâng trào của anh lính trẻ. Âm thanh tiếng gà trưa làm cho người chiến sĩ cảm thấy cảnh vật xung quanh mình dường như trở nên đẹp hơn, tràn đầy sức sống hơn. Ánh nắng lung linh làm xao động cây cối, xao động những con đường làng, xao động những cánh đồng lúa vàng ươm. Nắng cũng làm xao xuyến tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người con xa quê. Và âm thanh thân thuộc ấy dường như tiếp sức thêm sức mạnh, ý chí để người chiến sĩ vững bước trên con đường hành quân đầy khó khăn chông gai, hiểm nguy. Không chỉ thế tiếng “cục tác cục ta” còn đánh thức những kỉ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ đưa anh chiến sĩ trở lại những ngày, những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Tiếng gà trưa là tiếng gọi thân thuộc, là cái “cớ” để thể hiện nỗi nhớ quê hương một cách trong trẻo và tha thiết của người lính trẻ. 

Như vậy, với thể thơ 5 chữ cách diễn đạt tự nhiên, chân thực, hình ảnh bình dị gần gũi, sử dụng biện pháp tu từ tinh tế giúp khổ đầu bài thơ diễn tả sự rung động, tâm hồn tinh tế của người chiến sĩ trẻ trên đường hành quân nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa. Qua đó, ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương, gia đình tha thiết của người lính trẻ.

CẢM NHẬN KHỔ 8 BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

Tiếng gà trưa là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả nước.

Khổ cuối của bài thơ đã để lại cho em nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nếu như khổ đầu là những rung cảm ban đầu của người lính khi nghe tiếng gà nhảy ổ thì khổ cuối bài thơ âm thanh ấy là động lực chiến đấu của người chiến sĩ. Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người thân ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ đã khơi lên ngọn lửa yêu nước, đã nhắc nhở, giục giã người cầm súng. Biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm làng, bảo vệ bà, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức: Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Trong thổ thơ những sự vật được sắp xếp theo trình tự từ khái quát đến chi tiết, cụ thể, biểu tượng. Trình tự sắp xếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả, vừa thiêng liêng bình dị của người lính trẻ. Không chỉ thế điệp từ “vì” được lặp lại ba lần đã nhấn mạnh múc đích chiến đấu cụ thể rõ ràng. Lời thơ mang âm điệu tâm tình tựa như lời tâm sự hướng về người bà kính yêu vừa là lời tự nhủ mình hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước. Khổ thơ khiến ta xúc động bởi sự hòa quyện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Ý chí quyết tâm của người lính trẻ là lí tưởng sống cao đẹp mà chúng ta cần noi theo.

Như vậy, với thể thơ 5 chữ cách diễn đạt tự nhiên, chân thực, hình ảnh bình dị gần gũi, sử dụng biện pháp điệp ngữ tinh tế khổ cuối đã diễn tả xúc động tình yêu tổ quốc hòa quyện với tình cảm gia đình của người lính trẻ.

 Bạn ơi bài này mình tự viết nha, cam đoan k chép mạng (bài này nằm trong nội dung ôn tập thi HK1 trường mình nên mình viết từ lâu r nên cop nhanh)

#nguyngocnhu

Xin hay nhất ạ

Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước. Sau khi thua tại chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với các loại máy bay ném bom nhằm phá hoại hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ.

Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm