các dân tộc ít người phân bố ở vùng trung du và miền núi bắc bộ
2 câu trả lời
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng,Dao,Thái, Mường,....Mật độ dân số ở miền núi là 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư,... vẫn còn ở một số tộc người. Tỉnh có dân số đông nhất vùng là tỉnh Bắc Giang với khoảng 1,7 triệu người.
Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu.
Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc gia.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành cừng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia - rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ - Bo chủ yếu ở Lâm Đồng,…
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.