Các bn ơi, ai thi đề văn này hoặc ai có sẵn bài làm chi tiết rùi cho mk xin tham khảo ạ, kèm dàn bài càng tốt ạ. Không cop mạng nhé, cảm ơn ạ. Em hãy đóng vai bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để kể lại đoạn truyện khi ông Sáu về thăm nhà.
1 câu trả lời
Cứ mỗi lần cầm trên tay chiếc lược ngà, lòng tôi lại bồi hồi xúc động nhớ về người cha liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chiếc lược ngà này là kỉ vật kết tinh tình yêu thương mà ba dành cho tôi, đứa con gái bé bỏng duy nhất của ông. Nhìn chiếc lược, lòng tôi lại sống dậy kỉ niệm về cuộc hội ngộ với ba trong ba ngày ông về phép thăm nhà.
Ba tôi thoát li gia đình đi kháng chiến khi tôi chưa đầy một tuổi. Tôi mới chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung với má. Lòng tôi luôn nhớ về ba và mong ước ngày ba trở về. Thế nhưng ngày ba trở về nhà sau tám năm trời xa cách, tôi đã không nhận ra ba.
Tôi vẫn còn nhớ rất cái buổi sáng hôm ấy. Đang chơi ở ngoài sân, tôi bỗng thấy một chiếc xuồng cập bến. Một người đàn ông nhảy thót lên bờ, bước những bước dài về phía tôi, giọng run run:
- Thu! Ba đây con! Ba đây con!
Tôi ngạc nhiên nhìn người đàn ông ấy. Trên mặt ông có một vết thẹo thật dài, nó giần giật và đỏ ửng lên trông thật dễ sợ. Không kịp suy nghĩ gì, tôi đã bỏ chạy và thét lên gọi má.
Trong 3 ngày ba ở nhà, tôi đã nhất quyết không chịu gọi một tiếng “ba”.Tôi vẫn còn nhớ khi má bảo mời ba vô ăn cơm thì tôi lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Ba tôi vẫn ngồi im. Tôi vẫn đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Ba tôi vẫn không quay lại. Tức quá, tôi mét má:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe!
Ba quay lại nhìn tôi vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Bữa sau má đang nấu cơm thì chạy đi mua thức ăn, dặn tôi ở nhà trông nồi cơm, có gì cần thì gọi ba giúp. Tôi muốn nhờ ba chắt nước cho nồi cơm đang sôi nhưng vẫn gan lì nói trổng:
- Cơm sôi rồi! Chắt nước giùm cái!
Bác Ba, bạn chiến đấu của ba tôi khẽ nhắc:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Không thèm để ý đến lời của bác ba, tôi lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Ba tôi vẫn cứ ngồi im. Bác Ba dọa tôi:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Cháu gọi một tiếng “ba” không được sao?
Lúc ấy dù rất sợ nhưng tôi vẫn kiên quyết không gọi một tiếng “ba”. Tôi nhón chân lấy cái vá múc ra từng vá nước mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ba.
Trong bữa cơm đó, ba đã gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén cho tôi. Tôi đã hất cái trứng cá ra khiến cơm văng tung tóe. Giận quá, ba đã đánh tôi. Tôi ngồi im không khóc. Rồi tôi gắp lại cái trứng cá để vào chén và lặng lẽ đứng dậy. Tôi xuống bến, lấy xuồng, cố ý khua dây lòi tói rổn rang, tôi bơi xuồng về bên ngoại mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
Đêm hôm ấy, ngoại ôm tôi vào lòng và hỏi về lí do không nhận cha. Tôi đã nói cho ngoại biết là vì trong bức hình ba chụp chung với má, trên mặt ba không có vết thẹo. Ngoại đã giải thích cho tôi hiểu, ba đi đánh Tây, bị Tây bắn bị Thương nên mặt ba thành ra như vậy. Lúc ấy tôi đã vô cùng ân hận và thương ba. Tôi tự trách mình đã hỗn láo với ba. Chắc ba tôi buồn lắm.Cả đêm tôi trằn trọc không sao ngủ được chỉ mong trời mau sáng để về nhà gặp ba.
Kỉ niệm về lần gặp ba duy nhất ấy tôi không bao giờ quên được. Giờ đây, cứ mỗi lần chải chiếc lược ngà lên mái tóc, tôi như thấy hiển hiện hình bóng của ba tôi và cảm nhận được tình yêu thương sâu nặng mag ba dành cho tôi. Tôi thầm hứa sẽ sống thật tốt để xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của ba.