các bạn ơi giúp với!!! tổng hợp tất cả các kiến thức và công thức cần nhớ của môn lý 9 chương 1 một cách ngắn gọn một số công thức bổ sung chuẩn bị cho bài kt 1 tiết

2 câu trả lời

*Định luật Ôm: I=$\frac{U}{R}$

*Đoạn mạch nối tiếp:

I=I1=I2

U=U1+U2

Rtd=R1+R2

$\frac{U1}{U2}$= $\frac{R1}{R2}$

*Đoạn mạch song song:

I=I1+I2

U=U1=U2

$\frac{1}{Rtd}=$ $\frac{1}{R1}$+$\frac{1}{R2}$

$\frac{I1}{I2}$= $\frac{R2}{R1}$

*Công thức tính điện trở phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu:

R=ρ. $\frac{l}{S}$

*Công suất điện:

P(hoa) = U.I=$I^{2}$ .R=$\frac{U^{2}}{R}$

*Điện Năng:

A=P(hoa) .t

*Định luật Junlenxo:

Q= $I^{2}$ .R.t

Chương 1: Điện học

– Định luật Ôm: Công thức: I = U / R

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10ˆ-3 A

– Điện trở dây dẫn: Công thức: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 10ˆ3 kΩ = 10ˆ6 Ω

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1 / Rtd= 1 / R1 + 1 / R2 +…+ 1 / Rn

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong trường hợp đoạn mạch mắc song song:

+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

– Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

Công thức: R = ρl / s

Trong đó: l: chiều dài dây (m)

S: tiết diện của dây (m²)

ρ điện trở suất (Ωm)

R điện trở (Ω)

– Công suất điện: Công thức: P = U.I

Trong đó: P: công suất (W)

U: hiệu điện thế (V)

I: cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

– Công dòng điện: Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó: A: công doàng điện (J)

P: công suất điện (W)

t: thời gian (s)

U: hiệu điện thế (V)

I: cường độ dòng điện (A)

– Hiệu suất sử dụng điện:

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó: A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

A: điện năng tiêu thụ.

– Định luật Jun – Lenxơ: Công thức: Q = I².R.t

Trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

I: cường độ dòng điện (A)

R: điện trở ( Ω )

t: thời gian (s)

+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q=0,24I²Rt.

Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức : Q=UIt hoặc Q = I²Rt

+ Công thức tính nhiệt lượng: Q=m.c.Δt

Trong đó: m: khối lượng (kg)

c: nhiệt dung riêng (JkgK)

Δt: độ chênh lệch nhiệt độ (0C)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm