BT: Sinh 9: 6 dạng toán lai 1 cặp tính trặng

1 câu trả lời

I. Dạng toán thuận (Cho biết kiểu hình của P xác định kiểu gen, kiểu hình của F1, F2)

1.1. Phương pháp

Bước 1: Xác định trội lặn

– Xác định trội – lặn trong trường hợp trội hoàn toàn có 2 cách:

+ Cách 1: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, ở đời con F1 xuất hiện tỉ lệ 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là kiểu hình trội, còn kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/4 là kiểu hình lặn. Trong trường hợp này kiểu gen của P là dị hợp (Aa × Aa).

+ Cách 2: Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng, kiểu hình P đem lai là tương phản, ở F1 cho 100% kiểu hình giống bố hoặc giống mẹ thì kiểu hình xuất hiện ở F1 là kiểu hình trội. Trong trường hợp này kiểu gen của P là thuần chủng (AA × aa).

Bước 2: Quy ước gen

– Dùng chữ cái in hoa để kí hiệu gen quy định tính trạng trội, dùng chữ cái thường tương ứng để kí hiệu gen quy định tính trạng lặn.

Bước 3: Xác định kiểu gen của P

– Căn cứ vào dữ kiện của đề bài để xác định kiểu gen của P.

Bước 4: Lập sơ đồ lai

* Chú ý:

– Hạt trên cây F1 chính là đời F2.

– Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh phải được tập dượt để viết thành thạo 6 sơ đồ lai từ P đến F2 bao gồm:

+ P: AA x AA     + P: AA x Aa    + P: AA x aa

+ P: Aa x Aa    + P: Aa x aa    + P: aa x aa

1.2. Ví dụ mẫu

    Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ.

a) Xác định kiểu hình trội, lặn.

b) Xác định kiểu gen P.

c) Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ.

Hướng dẫn giải

a) Xác định kiểu hình trội, lặn

– Đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ => Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

– Quy ước: A-đỏ; a – trắng

b) Xác định kiểu gen P

F1 đồng tính => Cây hoa đỏ P có kiểu gen đồng hợp trội AA

=> Kiểu gen P: AA × aa

c) Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ

– Kiểu gen P: AA × aa => Kiểu gen của F1 là: Aa

– Cây hoa đỏ sẽ có kiểu gen là AA hoặc Aa

=> Xét 2 trường hợp:

– TH1: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen AA

Ta có sơ đồ lai:

Aa x AA

Hoa đỏ Hoa đỏ

G: A, a A

F1: 1AA : 1Aa

(100% hoa đỏ)

– TH2: Cây F1 lai với cây hoa đỏ có kiểu gen Aa

Ta có sơ đồ lai:

Aa x Aa

Hoa đỏ Hoa đỏ

G: A, a A,a

F1: 1AA : 2Aa : 1Aa

(3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)

II. Dạng toán nghịch (Biết tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2 xác định P)

2.1. Phương pháp

– Nếu F1 thu được tỷ lệ 3:1 thì cả hai bên P đều dị hợp 1 cặp gen (Aa).

– Nếu F1 thu được tỷ lệ 1:1 thì một bên P dị hợp 1 cặp gen (Aa) còn bên kia có kiểu gen đồng hợp lặn (aa).

– Nếu F1 đồng tính mà P có kiểu hình khác nhau thì P thuần chủng .

2.2. Ví dụ mẫu

    Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho cây thân cao tự thụ phấn cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cao :1 thấp.

a) Xác định kiểu hình trội, lặn.    

b) Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai.

c) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Hướng dẫn giải

a) Xác định kiểu hình trội, lặn

– Cho cây thân cao tự thụ phấn cho đời con có cây thân cao chiếm tỉ lệ ¾ => Thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp.

– Quy ước: A – thân cao trội hoàn toàn so với a – thân thấp.

b) Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai

Số tổ hợp kiểu hình ở F1 là: 3 + 1 = 4 = 2×2.

=> Mỗi bên P cho ra 2 loại giao tử.

=> P: Aa × Aa.

c) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

P: Aa × Aa → F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa

1/4 AA khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A.

2/4 Aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 A : 1/4 a

1/4 aa khi giảm phân sẽ cho ra: 1/4 a.

=> F1 có tỉ lệ các giao tử là: 1/2 A : 1/2 a.

Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên: (1/2 A ; 1/2 a) × (1/2 A ; 1/2 a)

=> F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa và tỉ lệ kiểu hình là: 3 thân cao : 1 thân thấp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước