Biểu cảm về một tác phẩm văn học Hứa sẽ cho ctlhn nếu ko chép trên mạng và 5 *

2 câu trả lời

Tham khảo nhé :) (bài hơi ngắn bạn thông cảm `!!`)

        Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài ba hiếm có. Bà được Xuân Diệu mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Bài tho "Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ nói lên tiếng nói trào lộng bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thương cảm cho thân phận người phụ nữ, bà đã viết ra bài thơ này.

                                          "Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

        Bài thơ được mở đầu vô cùng quen thuộc với cụm từ "Thân em" trong những câu hát than thân vừa bình dị vừa nữ tính. Hình ảnh được nhà thơ ẩn dụ sâu sắc: ví chiếc bánh trắng, tròn như người phụ nữ với làn da trắng mịn màng và thân hình đầy đặn. Câu thơ đã nói lên vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ xưa.

                                           "Bảy nổi ba chìm với nước non"

         Nhưng ngược lại họ không thể tự quyết định được số phận của họ, cuộc đời của họ đã phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng. Những người phụ nữ đáng thương phải chịu cảnh "bảy nổi ba chìm". việc tác giả đã đảo ngược thành ngữ này làm cho hoàn cảnh của phụ nữ xưa càng thêm đau khổ và nhiều mất mát. Những câu thơ mang tính chân thật và chất chứ nỗi niềm riêng tư mà ngay cả nhà thơ cũng phải chịu đựng.

                                             "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

         Chiếc bánh trôi được nặn hoàn hảo hay không tùy theo người nặn quyết định. Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ này để nói lên thân phận đau khổ hay hạnh phúc đều do người chồng quyết định. Những người phụ nữ đáng thương phải sống trong xã hội "trọng nam khinh nữ" đầy bất công. 

                                              "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

          Mặc dù phải cam chịu số phận bất công, nhưng những người con gái vẫn đẹp từ tính cách đến tâm hồn. Tác giả đã lồng ghép nhân bánh đường phèn đỏ với tấm lòng son sắc của phụ nữ xưa cực kì tinh tế. Cặp quan hệ từ "mặc dầu-mà" đã nói lên sự bất khuất và sẵn sàng đứng lên vì một xã hội bình đẳng nam nữ.

          Qua bài thơ Đường luật giản dị chỉ có 4 câu, nhưng nhà thơ Hồ Xuân Hương đã cho ta biết vẻ đẹp hình thức và tấm lòng trong trắng thủy chung của người phụ nữ. Nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội bất bình đẳng giới đã chà đạp lên cuộc đời của phụ nữ, đồng thời tạo nên một bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến. Bài thơ đã đem đến cho người đọc càng thêm đồng cảm và trân trọng cho phụ nữ thời xưa.

* Bài này mk đã làm trước rồi nên mk chỉ cần chép vào thôi

Chúc bạn học tốt :)

$\color{pink}{vpgh1810}$

Bác Hồ - Vị lãnh tụ vĩ đại, Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.Dù Người đã đi xa mãi mãi nhưng công lao to lớn, tấm lòng bác ái và tình yêu thương bao la mà Bác để lại cho chúng ta vẫn sẽ sống mãi trong trái tim và tâm hồn của những người con đất Việt. Đã có rất nhiều áng thơ, áng văn, những bản nhạc bày tỏ sự kính yêu, lòng biết ơn và nỗi nhớ thiết tha của những người con Việt Nam gửi đến Bác.Một trong số những tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cùng sự xúc động mãnh mẽ trong tâm trí tôi đó là bài “ Viếng lăng Bác’’ của nhà thơ Viễn Phương.

Bài thơ mở đầu bằng niềm cảm xúc da diết và nỗi nhớ nghẹn ngào của nhà thơ :

  •   “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
  •   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát’’

Câu thơ giống như một lời tự sự nghẹn ngào của tác giả,của đứa con đi xa lâu ngày được trở về thăm Bác kính yêu, dường như nỗi nhớ ấy đã được dồn nén chỉ chờ đến ngày nhà thơ được gặp Bác mà không kìm được đã bật ra nức nở và nhớ thương.Ấy cũng là nỗi niềm,là tình cảm chung của đồng bào chiến sĩ miền Nam gửi gắm đến vị lãnh tụ vĩ đại tôn kính của dân tộc.Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trước mắt nhà thơ khi về thăm Bác đó là hình ảnh của hàng tre xanh bát ngát – biểu tượng mộc mạc gắn liền với làng quê Việt Nam,bình dị và gần gũi như Bác lúc sinh thời.Không chỉ vậy hàng tre xanh đặc biệt còn tượng trưng cho tinh thần bất khuất kiên cường của người dân Việt Nam không bao giờ lùi bước trước kẻ thù,dù mộc mạc mà thanh cao,nghị lực

  •   “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
  •   Bão táp mưa sa,đứng thẳng hàng.’’

Bây giờ hàng tre ấy lại ở đây ngày đêm chở che cho giấc ngủ bình yên của Bác,giống như dù Bác đã đi xa nhưng tâm hồn và trái tim của Người thì vẫn luôn gắn bó thiết tha với quê hương,đất nước.

Bác nằm đó bình yên giữa muôn vàn nỗi nhớ thương và lòng kính yêu vô hạn :

  •  “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
  •   Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
  •   Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
  •   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.’’

Ở khổ thơ thứ hai này nhà thơ đã tạo nên hai cặp câu, mỗi cặp câu đều có sự sóng đôi của hình ảnh ẩn dụ và tả thực. Hai câu thơ đầu có hình ảnh của “ mặt trời” , “ mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, vũ trụ ngày ngày soi sáng cho nhân loại. “Mặt trời” ở câu thơ thứ hai chính là Bác Hồ, việc ví Bác với hình ảnh mặt trời nhà thơ vừa ca ngợi sự vĩ đại, vừa nhấn mạnh tư tưởng nhân cách ngời sáng của Người đồng thời thể hiện lòng tôn kính biết ơn của nhân dân, của tác giả đối với Bác. Người là vầng mặt trời rực rỡ, tỏa ánh hào quang soi sáng con đường giải phóng, đưa dân dộc ta từ cuộc sống đói khổ lầm than, xiềng xích đến với cuộc đời tự do, hạnh phúc.  Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ miêu tả hình ảnh dòng người lần lượt nối nhau vào viếng lăng Bác. Điệp từ “ngày ngày” diễn tả vòng thời gian tuần hoàn liên tục, những hàng người như thể vô tận cứ  lần lượt xếp hàng vào thăm Bác với lòng thành kính và nỗi nhớ thương vô tận. Những người con từ khắp mọi miền tổ quốc đều đã về đây kết thành tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân- tượng trưng cho bảy mươi chín năm cuộc đời Bác dành trọn cống hiến cho dân tộc, cho non sông gấm vóc Việt Nam.

Thời gian và không gian dường như ngưng đọng lại trong khung cảnh bình yên khi nhà thơ nhìn thấy Bác, chỉ có cảm xúc nghẹn ngào là dường như được đẩy cao hơn

  • “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
  •   Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Nghệ thuật nói giảm nói tránh “ giấc ngủ bình yên” dường như đã làm dịu đi nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn của dân tộc Việt Nam khi Bác đã ra đi. Người thực chất chỉ đang ngủ thôi, một giấc ngủ ngàn thu bình yên, nhẹ nhàng và thanh thản biết bao. Hình ảnh ẩn dụ “ vầng trăng sáng dịu hiền ” là một hình ảnh vô cùng đẹp, giàu chất thơ, nó tượng trưng cho tâm hồn cao đẹp, tươi sáng như ánh trăng của Người. Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ trên kết hợp với “ vầng trăng sáng” ở khổ thơ thứ ba đã hoàn thiện bức chân dung vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta : chói lòa, rực rỡ, thanh cao, hiền lương và tràn đầy gần gũi, thương mến. Vầng trăng ấy cũng là người bạn tri kỉ xuất hiện trong những vần thơ của Bác, giờ đây lại âm thầm tỏa ánh sáng dịu hiền trông coi cho giấc ngủ của Người cha già kính yêu. Tâm trạng nghẹn ngào dường như được lắng xuống thay vào đó là nỗi xót xa, đau đớn tiếc nuối của nhà thơ :

  •  “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
  • Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

Hình ảnh “ trời xanh mãi mãi “ tượng trưng cho hình ảnh Bác sẽ luôn còn sống mãi trong trái tim trí óc của nhân dân Việt Nam cũng như sự nghiệp và tư tưởng của Người sẽ trường tồn với năm tháng như bầu trời xanh thẳm của tự nhiên. Dẫu biết là như vậy nhưng nỗi mất mát quá lớn đã khiến nhà thơ không điều khiển được cảm xúc mà bật ra sự xót thương nghẹn ngào, từ “nhói” làm cho ta cảm nhận được dường như đã có những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt và cả trong trái tim nhà thơ.

Nếu như những khổ thơ trên vẫn là sự kìm nén gắng gượng cảm xúc của nhà thơ thì đến khổ thơ cuối nghĩ đến lúc sắp phải trở về ông đã không thể nén lòng mình được nữa mà bật ra những tiếng nức nở đầy xúc động :

  • “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt
  • Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
  • Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
  • Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Biết bao lưu luyến, buồn thương, nhớ nhung đến “ trào nước mắt”, khổ thơ với cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ “ muốn làm” lặp đi lặp lại ba lần khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, mãnh liệt diễn tả niềm khát khao ước nguyện chân thành của Viễn Phương. Ông mong muốn được trở thành những hình ảnh rất đẹp : làm con chim cất cao tiếng hót ru giấc ngủ bình yên của Bác, làm bông hoa tỏa hương khoe sắc cho nơi Bác nằm. Đặc biệt là hình ảnh “ cây tre trung hiếu” trong câu kết của bài thơ khiến chúng ta liên tưởng đến hàng tre ở những câu thơ đầu tiên trong bài, tượng trưng cho lòng thành kính trung hạn của nhà thơ đối với Bác. Hay cũng là ước nguyện chung của tất cả người dân Việt Nam đời đời biết ơn, thủy chung đi theo con đường cách mạng lý tưởng mà Bác đã gây dựng.

Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương đã để lại trong lòng tôi niềm xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ thương vô hạn dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc. Dù Bác đã đi xa mãi mãi nhưng nhân cách sáng ngời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ còn sống mãi trong tim con người Việt Nam, trong những áng thơ áng văn dạt dào.

Xin 5* và hay nhất !!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước