Biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu bệnh gây hại được tiến hành như thế nào ? ( Giúp e với mn )
2 câu trả lời
1. Luân canh, xen canh cây trồng: Trong khi thực hiện luân canh, thay đổi luân phiên các loại cây trồng trên đồng ruộng sẽ tạo ra khả năng ngăn ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh. Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loài cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng hoặc giống cây trồng khác, chúng không thể phát triển được, cho nên bị chết nhiều.
Chọn cây trồng thích hợp để luân, xen canh có thể loại trừ được các loài sinh vật gây hại chuyên tính hoặc hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất. Một số loài cây có khả năng tiết ra các chất kháng sinh vào đất, có thể tiêu diệt một số loài vi sinh vật và tuyến trùng trong đất.
2. Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện thuận lợi, các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh, chúng sinh sản hàng loạt và tạo thành các trận dịch. Đối với từng loại sinh vật gây hại, không phải loài cây nào cũng dùng làm thức ăn được, mà chúng chỉ có thể dùng những loài cây nhất định làm thức ăn. Vì vậy, khi trên đồng ruộng có nhiều loài cây khác nhau, sự phát triển của loài sâu bệnh gây hại sẽ gặp trở ngại khi chúng gặp loài cây không dùng làm thức ăn được.
Không trồng những loài cây có họ hàng gần nhau có cùng những đặc tính giống nhau, ở sát cạnh nhau, vì như vậy các loài sinh vật gây hại có thể từ loài cây này lan sang loài cây kia để gây hại. Ví dụ: Không trồng khoai tây bên cạnh cây cà chua để tránh sự lây lan của bệnh mốc sương, không trồng đỗ tương gần đỗ trắng để tránh lây lan bệnh gỉ sắt …
3. Chế độ làm đất: Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất.
4. Thời vụ gieo trồng: Tạo nên sự lệch pha và tình trạng không thật thuận lợi đối với sự phát triển của các loài gây hại; làm giảm mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Bố trí hợp lý thời vụ còn tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thủy văn, phân bố lao động đều theo thời gian và khai thác tốt tiềm năng đất đai.
5. Phân bón: Để đảm bảo nông nghiệp sạch, cần tăng cường bón phân hữu cơ, kết hợp sử dụng các loại phân vô cơ (hóa học) cân đối, hợp lý để tăng năng suất, chất lương nông sản. Tuy nhiên không nên bón quá nhiều đạm cho cây trồng, vì đạm thừa làm cho cây chậm thành thục, quả chậm chín; tạo điều kiện cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
6. Các biện pháp chăm sóc, vun xới, tỉa cành, bấm ngọn: Những biện pháp này có mục đích chính là nhằm thúc đẩy và điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.
Như vậy, các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa đối với nông nghiệp bền vững. Nếu được thực hiện hợp lý, đúng kỹ thuật sẽ tạo ra môi trường “sạch” cho cây trồng phát triển và có nhiều khả năng tác động ngăn ngừa sự gây hại của các loài sâu bệnh.
Canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hạiSử dụng giống chống sâu, bệnh hại
Canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như:
- Làm đất, vệ sinh đồng ruộng giúp diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh
- Gieo trồng đúng thời vụ giúp tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý giúp tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích đất giúp làm giảm sự sinh trưởng của sâu, bệnh
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh giúp hạn chế sâu bệnh
Ưu điểmNhược điểmDễ áp dụng, hiệu quả dài lâuHiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnhPhòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp thủ côngSử dụng bẫy bắt sâu, côn trùng gây hại
2 trong số những biện pháp thủ công giúp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến nhất là:
- Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành, lá bị bệnh
- Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
Ưu điểmNhược điểm
- Đơn giản, dễ thực hiện
- Bảo vệ môi trường
- Cung cấp nguồn thực phẩm sạch
- Có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh
- Khó áp dụng với vườn diện tích lớn vì tốn công
- Hiệu quả thấp khi sâu đã phát triển mạnh
Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp hóa họcSử dụng thuốc trừ sâu hóa học
Để phòng trừ sâu bệnh hại, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc các loại thuốc hóa học như:
- Thuốc trừ sâu Wellof 330EC
- Thuốc phòng trừ và đặc trị các loại sâu Bio Herb
- Thuốc đặc trị bọ trĩ Bio Neem
- Thuốc phòng trừ và đặc trị nhện Bio Garlic
- …
Ưu điểmNhược điểmTiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh
- Gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi
- Ô nhiễm môi trường
- Giết hại các sinh vật có lợi khác trong vườn
Lưu ý:
Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các nhược điểm khi diệt sâu bệnh bằng thuốc hóa học, cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ
- Phun đúng kỹ thuật (đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, không phun lúc mưa,…)
- Khi sử dụng thuốc hóa học cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, găng tay, ủng; đeo kính; mặc quần áo dài; đội mũ,…)
Bạn có biết:
2 Cách Pha Chế Thuốc Trừ Sâu Từ Tỏi Ớt Hiệu Quả Cao
Diệt ốc sên bằng tỏi? Bạn đã biết cách chưa?
Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh họcSử dụng ếch để diệt trừ sâu bệnh trong vườn
Để phòng trừ sâu bệnh hại, nhiều người lựa chọn sử dụng:
- Các loại sinh vật như ong mắt đỏ, nấm, bọ rùa, ếch, chim,…
- Chế phẩm sinh học như chế phẩm Bt, chế phẩm M&B, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar, chế phẩm hoá sinh Momosertatin, chế phẩm Ditacin 8% và Ketomium
Ưu điểmNhược điểm
- Hiệu quả cao
- An toàn với người và động vật
- Không gây ô nhiễm môi trường
Hiệu quả phụ thuộc vào loại thiên địchPhòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp kiểm dịch thực vậtPhòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật là một hệ thống các biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác. Biện pháp thường thấy và được áp dụng phổ biến nhất là kiểm tra, xử lý sản phẩm nông nghiệp.
Ưu điểmNhược điểmNgăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểmTốn công sức và thời gian
Mỗi biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Vì thế, tùy theo từng loại sâu bệnh và điều kiện cụ thể mà bạn cần áp dụng biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.