Bàn về thơ M.Goroki nói : " Thơ chính là tâm hồn " . Tố Hữu lại cho rằng : " Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột mình" - Qua những ý kiến trên em hãy trình bày những hiểu bt của mk về những đặc trưng cơ bản của thơ . Phân tích bài thơ Viếng lăng bác để làm sáng tỏ vấn đề nêu ra . ( Mấy bạn hsg Văn cho mk xin ý kiến hoặc dàn ý ) / mk sắp thi r 🥺 🍀 nên mog các bn giúp . Cảm ơn trc !

1 câu trả lời

     Thơ là tình, nhưng là tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút. Lê Hữu Trác xác định: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay”. Nói khác ý thấm vào tình, tư tưởng chan hòa với cảm xúc. Bùi Dương Lịch vừa khẳng định: “Thơ là sự biểu hiện của tình” vừa nhắc nhở: “Không được vây bọc nơi tình” , nghĩa là phải có lý trí, có trí tuệ hỗ trợ, cũng theo đường hướng suy nghĩ ấy, Nam Sơn Trúc sau khi nhắc lại lời của người xưa “văn chương làm quỷ thần rơi lệ”, đã bổ sung: Phải là văn chương “do người thánh học cao minh” tạo nên. Người xưa ít khi thiên lệch. họ nhìn thơ trong một tổng thể hài hòa giữa nhiều yếu tố và trong mối tương giao giữa các yếu tố với nhau. Đó là mối quan hệ giữa ý và tình, rộng hơn đó còn là mối quan hệ giữa chí và tình. Nhữ Bá Sỹ cho rằng: “thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình”. Nói “chí” là đích lớn, đích chung của thơ, biểu hiện “tình” là đích cụ thể của từng bài, từng câu.Vì thế  thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ'' 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm