Bạn nào có văn biểu cảm về bánh trôi nước và tiếng gà trưa không cho mình xin với ạ! Lưu ý:ko chép mạng ạ!

2 câu trả lời

BÁNH TRÔI NƯỚC

“Bánh trôi nước”- một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương đã để lại dư âm sâu sắc cho biết bao độc giả.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ với chủ đề vịnh vật mang hai lớp nghĩa: lớp nghĩa thứ nhất tác giả đã tả thực chiếc bánh trôi: bánh có màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xắn; nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước thì bánh sẽ “nát”, ít nước quá thì “rắn”; khi cho vào nước nguội, bánh chìm, lúc nước sôi, sẽ nổi lên. Dù bánh rắn hay nát, tròn méo như thế nào, nhân đường bên trong vẫn vậy vẫn ngọt ngào, tươi đỏ. Lớp nghĩa thứ hai phản ánh nhan sắc, thân phận và phẩm chất của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Mở đầu bằng cụm từ quen thuộc “thân em” gần gữi với những bài ca dao - dân ca, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, nhân vật trữ tình như đang giới thiệu về minh “vừa trắng lại vừa tròn”, phụ nữ Việt Nam quá đẹp, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu, phẩm hạnh trước sau vẫn trọn vẹn, thủy chung; nữ thi sĩ không chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em.Câu thơ thứ hai, kể về thân phận của chị em, Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo trong thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của con người. Cụm từ nước non làm nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi ấy; giới từ “với” đi liền cùng hình ành “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì mọi người. Một đời xả thân, vị tha như thế cao cả biết bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng biết bao nhiêu. Câu thơ thứ ba đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được quyết định tương lai hạnh phúc của người phụ nữ xưa… Hai từ “rắn, nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất. Hai câu thơ cuối có cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép kết nối nhau bằng liên từ ghép “Mặc dầu...mà” tạo nên hai nghĩa đối lập rất ấn tượng. Chỉ với bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, bài thơ “Bánh trôi nước” đã cho thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc.

  • CẢM NHẬN KHỔ 1 BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

Tiếng gà trưa là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả nước. Khổ đầu của bài thơ kể về sự việc bình thường mà thú vị: trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ, anh đã nghe tiếng gà vang lên “Cục… cục tác cục ta”. Câu thơ ghi lại âm thanh tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Đây là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê Việt Nam. Nó làm anh xúc động biết bao! Với nghệ thuật điệp ngữ, từ “nghe” được lặp lại ba lần, và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả sinh đồng niềm cảm xúc dâng trào của anh lính trẻ. Âm thanh tiếng gà trưa làm cho người chiến sĩ cảm thấy cảnh vật xung quanh mình dường như trở nên đẹp hơn, tràn đầy sức sống hơn. Ánh nắng lung linh làm xao động cây cối, xao động những con đường làng, xao động những cánh đồng lúa vàng ươm. Nắng cũng làm xao xuyến tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người con xa quê. Và âm thanh thân thuộc ấy dường như tiếp sức thêm sức mạnh, ý chí để người chiến sĩ vững bước trên con đường hành quân đầy khó khăn chông gai, hiểm nguy. Không chỉ thế tiếng “cục tác cục ta” còn đánh thức những kỉ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ đưa anh chiến sĩ trở lại những ngày, những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Tiếng gà trưa là tiếng gọi thân thuộc, là cái “cớ” để thể hiện nỗi nhớ quê hương một cách trong trẻo và tha thiết của người lính trẻ. Như vậy, với thể thơ 5 chữ cách diễn đạt tự nhiên, chân thực, hình ảnh bình dị gần gũi, sử dụng biện pháp tu từ tinh tế giúp khổ đầu bài thơ diễn tả sự rung động, tâm hồn tinh tế của người chiến sĩ trẻ trên đường hành quân nghe thấy âm thanh tiếng gà trưa. Qua đó, ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương, gia đình tha thiết của người lính trẻ.

  • CẢM NHẬN KHỔ 8 BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

Tiếng gà trưa là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả nước. Khổ cuối của bài thơ đã để lại cho em nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nếu như khổ đầu là những rung cảm ban đầu của người lính khi nghe tiếng gà nhảy ổ thì khổ cuối bài thơ âm thanh ấy là động lực chiến đấu của người chiến sĩ. Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người thân ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ đã khơi lên ngọn lửa yêu nước, đã nhắc nhở, giục giã người cầm súng. Biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm làng, bảo vệ bà, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức: Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Trong thổ thơ những sự vật được sắp xếp theo trình tự từ khái quát đến chi tiết, cụ thể, biểu tượng. Trình tự sắp xếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả, vừa thiêng liêng bình dị của người lính trẻ. Không chỉ thế điệp từ “vì” được lặp lại ba lần đã nhấn mạnh múc đích chiến đấu cụ thể rõ ràng. Lời thơ mang âm điệu tâm tình tựa như lời tâm sự hướng về người bà kính yêu vừa là lời tự nhủ mình hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước. Khổ thơ khiến ta xúc động bởi sự hòa quyện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Ý chí quyết tâm của người lính trẻ là lí tưởng sống cao đẹp mà chúng ta cần noi theo. Như vậy, với thể thơ 5 chữ cách diễn đạt tự nhiên, chân thực, hình ảnh bình dị gần gũi, sử dụng biện pháp điệp ngữ tinh tế khổ cuối đã diễn tả xúc động tình yêu tổ quốc hòa quyện với tình cảm gia đình của người lính trẻ.

Mình k chép mạng nha bạn

#nguyngocnhu

Xin hay nhất ạ

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Như vậy muốn bánh trôi tròn đẹp thì phải do người nào nặn đẹp thì chiếc bánh trôi mới tròn đẹp được. Ở đấy ý muốn nói đến sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù cuộc đời có ra sao cũng phải một lòng căm chịu không được phản kháng không được định đoạt lại. Và người phụ nữ trong xã hội xưa một lòng cam chịu hi sinh bản thân mình vì người khác. Đó là một đạo lí vô cùng vô lí trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đàn áp và trói buộc người phụ nữ theo những chuẩn mực xưa cũ rất mất bình đẳng. Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ rất là sâu sắc.

Từ đây ta thấy được người phụ nữ trong xã hội xưa rất cực khổ không được bình đẳng. Nam thì được năm thê bẩy thiếp nhưng nữ thì chính chuyên chỉ có một chồng. Do vậy người phụ nữ không được quyền lựa chọ hạnh phúc của mình dù có chọn sai cũng phải cam chịu và hi sinh vì nhà chồng.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

 cuộc sống có chìm nổi khó khăn đến mức nào thì người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp của mình. Câu thơ tuy ngắn gọn nhưng rất tự hào về tấm lòng son sắc của người phụ nữ lúc bấy giờ. Đồng thời bài thơ là như một lời nhắn nhủ tác giả muốn gửi gắm đến những người đàn ông nên nhận biết được giá trị thực sự của mình phụ nữ bên cạnh mình và hãy đối sử tốt với họ.

--CHÚC BẠN HỌC TỐT--

Câu hỏi trong lớp Xem thêm