Bài văn cảm nhận về bài thơ cảnh khuya Không copy mạng
2 câu trả lời
Là người Việt Nam, không ai mà không biết đến vị lãnh tụ tài ba Hồ Chí Minh yêu nước yêu dân bằng cả tấm lòng. Người không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng tài giỏi đầy quyết tâm, “sắt thép” mà còn là một nhà thơ, nhà văn, đóng góp một công lao to lớn cho nền văn học Việt Nam ta bấy giờ. Và trong số những bài thơ, văn đó, em ấn tượng nhất với bài thơ: “Cảnh Khuya” được Bác viết vào năm 1947 khi đang đóng quân ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã nêu hết lên được lòng yêu nước dào dạt của Bác và nhấn mạnh cả ý chí quyết tâm, không cúi đầu khuất phục của dân tộc ta:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Trước hết, câu một và câu hai của bài thơ nói về cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nơi núi rừng hiu hắt, tiếng suối chảy róc rách vốn đã nổi bật, nay lại còn được làm nổi bật hơn. Tác giả miêu tả tiếng suối nghe hay như tiếng hát xa, một tiếng hát du dương vọng lại, điểm tô cho cảnh rừng núi hoang sơ Việt Bắc thêm mềm mại, huyền ảo. Sự so sánh và liên tưởng này vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của một trái tim nghệ sĩ trong một con người bất khuất, kiên cường nơi chiến trường khói súng.
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
Ở câu hai của bài Cảnh khuya, ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vầng trăng khuya ở chiến khu Việt Bắc. Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Hình ảnh trăng, cổ thụ, hoa hoà hợp, quấn quýt, huyền ảo với nhiều màu sắc, tầng bậc khác nhau: “Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa”. Tầng cao nhất là trăng, tầng giữa là cổ thụ cao lớn và tầng thấp là hoa. Ta có thể cảm nhận được rằng ánh trăng lung linh trong màn đêm chiếu xuyên qua những tán lá cổ thụ “dày đặc”, rồi bóng trăng che lấp đi những bông hoa xinh đẹp, nhỏ nhắn ở cuối.
Nếu hai câu đầu mang đầy chất tình, thì hai câu sau mang đầy chất “thép”. Hai câu sau thể hiện được toàn bộ tâm tình, tâm trạng của tác giả Hồ Chí Minh.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ: “Cảnh khuya như vẽ”. Nhưng cảnh thiên nhiên Việt Bắc không phải là điều làm Bác thức
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Vào những năm 1974, nước nhà bị giặc ngoại xâm lăng đuổi đánh, tình thế hiểm nguy. Vì vậy, lòng Bác nôn nao, lo cho dân cho nước, không thể nào ngủ được. Biện pháp điệp ngữ “Chưa ngủ” càng nhấn mạnh tâm trạng lo âu, trằn trọc của Bác. Bác đã bao đêm bác thức trắng, trằn trọc vì quê nhà thân yêu đang chìm trong bom đạn, lửa khói.
Quân giặc ồ ạt tới tấn công nhằm muốn tiêu diệt Việt Nam ta. Biết bao nhiêu đồng chí, nhân dân già trẻ, gái trai đã bỏ mạng vì chiến tranh loạn lạc, bao nhiêu người bị giam giữ trong gông cùm, xiềng xích. Nhưng vì ý chí quyết tâm, sự đồng lồng đồng sức và sức mạnh của sự đoàn kết mà dân ta đã vẻ vang chiến thắng, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.
Tóm lại, cảnh khuya thể hiện sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, đồng thời cũng cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bài mình làm để nộp cho cô, không copy trên mạng nha
Nếu bạn không ưng có thể báo cáo
Trăng là vẻ đẹp còn là biểu tượng của thiên nhiên. Chính trăng đã trở thành một chủ đề nổi tiếng đề nhiều thi nhân sáng tác ra những bài văm hay về trăng. Nhưng bài thơ đã bộc lộ được nét đẹp riêng của nó chính là bài thơ "Cảnh khuya". Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947 trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bác
Với hai câu thơ đầu của bài thơ, Bác đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp và đầy máu sắc tại nơi núi rừng hoàn sơ đã làm cho nơi đây thêm sống động hơn
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Càng trở về đêm khuya răng càng lên cao dần và càng sáng rực hơn. Ánh trăng bao trùm lên hầu hết mọi cảnh vật. Trong màn đêm thanh tĩnh và yên ắng đấy thì có một ánh sáng lạ làm cho mội vật đều bừng tỉnh. Với cách mở đầu bằng tiếng suối chảy đã mở ra một khoảng không gian rộng lớn ở núi rừng Tây Bắc lúc đó. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ "trong". Ngay sau đó là nốt lặng giống như thời gian đang suy ngẫm và liên tường. Sau đó chính là hình ảnh so sánh thật đẹp
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Trong khi mọi người và mọi vật xung quanh đang chìm vào giấc ngủ say thì có những âm thanh êm dịu được những làn gió nhẹ mang đến. Với tiếng suối ánh trăng khi hòa quyện vào nhau làm cho người đọc cảm nhận rất rõ nét về những lời ca hay này. Tiếng suối giống như những khúc nhạc êm đềm tại nơi rúi rừng lúc đó. Và chính Bác đã ví tiếng suối như tiếng hát xa nhầm gợi tả sức sống mãnh liệt của con người nhưng vẫn còn thưa thới và vắng vẻ tại nơi núi rừng Tây Bắc
Bác Hồ còn để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc nhất. Chính tiếng suối đã được nâng lên mộ tầm cao mới. Với những vần thơ hay, khung cảnh huyền bí và mọi vật xung quanh được cảm nhận từ nhiều phía khác nhau. Nhưng tất cả đều dành những tình yêu ta thiết. Cho dù Bác là một con người hoạt động cách mạng nhưng Bcá vẫn không thể nào quên được những hình ảnh lãng mạng và huyền ảo này. Giúp em có thể cảm nhận được những âm thanh trong vắt và tiếng suối chảy trong trẻo. Nhưng trong khi đó có một bức tranh thiên nhiên được kết hợp giữa ánh trăng, cây cỏ và hoa lá. Chính điều tuyệt vời nhàu được nới lên ở ngay câu thơ sau đó.
"Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Bác nhìn lên bầu trời cao, nơi mà có những ánh trăng bao phủ lên mặt đất chiếu sáng và trùm lên những tán cây cổ thụ và cuối cùng là những cây hoa nhỏ bé. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh những ánh sáng huyền ảo. Tất cả những sinh vật cùng hào quyện vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiêu hùng vĩ. Chỉ với hai màu sáng tối nhưng vẫn đủ để tạo ra những đường nết đa dạng và phong phú cùng với điệp từ "lồng" rất tinh tế và tái tình của Bcá. Với điệp ngữ, so sánh là hai biên pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ đầu làm cho cảnh vật thêm sống động, có đường nét và hình khối. Nghệ thuật miên tả tinh tế và đa dạng đã tạo nên bức tranh nên thơ, làm say đắm long người, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng
Với hai câu thơ đầu tác giả đã miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế thì với hai câu thơ sau là tâm trạng thao thức và nỗi lo lắng cho đất nước trong chiến tranh.
"cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chư ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng mà thốt văn câu thơ "cảnh khuya như vẽ". Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh mẽ đến trái tim của người nghệ sĩ nhạy cảm. Chẳng lẽ Bác chưa ngủ vì vì tâm hồn của cảnh vật lay động chăng? Nhưng không phải thế, Bcá chưa ngủ chính vì nỗi lo cho dân, cho đất nước.
"Chư ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác chỉ mong một điều là đất nước được đọc lập lâu dài. Với điệp từ "chưa ngủ" muốn khẳng định tâm tư và nỗi niềm của một con người vĩ đại luôn sãn sàng cho đất nươc. Trong bất kì hoàn cảnh nào thì Bác vẫn luôn đồng hành và bên cạnh đất nước. Mặc dù Bác đang say đắm giữa vẻ đẹp bao la, rộng lớn của thiên nhiên những Bác không thể bỏ qua vị trí và trách nhiệm của mình đối với dân tộc. Cũng vì vẻ đẹp của thiên nhiên đã khơi dậy sự quyết tâm mạnh mẽ để cứu đất nước. Với câu thơ cuối ẩn chứa nhiều cảm xúc mênh mông làm cho người đọc hiểu rõ hơn về Bác. Khi đọc xong văn bản này, chắc hẳn người đọc đã để lại trong tâm trí rất nhiều những băn khoăn và suy nghĩ. Trong lúc đất nước đang khổ sở thì Bác vẫn luôn giữ được phong thái ung dung, lạc quan của Bác
"Cảnh khuya" không chỉ hai về nội dung vẫn nghệ thuật mà nó còn đẹp vì thiên nhiên nơi rừng núi Tây Bắc và chính là tình yêu mà Bác Hồ dành cho đất nước cũng như nhân dân. Càng đọc, em càng thấy yêu thiên nhieenn cũng như kính trọng người cha gì vĩ đại của dân tộc đã để lại cho đất nước.