Bài học Kinh nghiệm cho các nước từ cuộc khủng hoản?

2 câu trả lời

Thứ nhất, căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ sự khập khiễng của EU là có đồng tiền chung (Euro), nhưng lại không có chính sách tài chính chung. EU lập ra ECB nhưng lại không loại bỏ ngân hàng quốc gia các nước thành viên khiến cho ECB không có được vai trò như của Cục dự trữ liên bang Mỹ, không có chế tài. Còn Ngân hàng trung ương quốc gia của các thành viên Eurozone vẫn có tiếng nói quyết định trong chính sách tài chính, tiền tệ của quốc gia mình.
 
Thứ hai, khi thâm hụt ngân sách Hy Lạp liên tục đụng và vượt “giới hạn” trần 2% GDP do chính ECB đặt ra thì các chủ nợ hay các nhà đầu tư không có động thái xử lý triệt để. Nối tiếp những sai lầm, thông qua các gói cứu trợ với con số khủng hơn đi kèm với các giải pháp” thắt lưng buộc bụng”, tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước, nâng lãi suất cơ bản và thả nổi tỷ giá đồng thời tăng thuế để tăng nguồn thu. Trong khi đó, kinh tế Hy Lạp phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Ba mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của nước này là dầu thô, xăng và dược phẩm trong khi hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là cá và vải bông. Hy Lạp sẽ rất khó có thể tăng sản lượng xuất khẩu, bởi Liên minh châu Âu có hạn ngạch rất chặt chẽ để ngăn chặn việc đánh bắt cá quá mức. Trong khi đó, cầu về vải bông đang giảm. Chính vì vậy, Hy Lạp rất khó khắc phục được các khó khăn kinh tế nếu chỉ áp dụng những chính sách mà các chủ nợ đã nêu ra cho Hy Lạp.
 
Thứ ba, có thể nói khủng hoảng Hy Lạp là do lỗi hệ thống, tuy nhiên cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn do hoàn cảnh, bởi chính Hy Lạp không có một cơ chế chính sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế của chính mình, không sử dụng hiệu quả các gói cứu trợ. Một ví dụ điển hình là kể từ 2001 -2008 Hy Lạp luôn rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhưng lại vung phí tổ chức Olympic 2004 dẫn tới các khoản nợ lại càng sinh nợ. Bên cạnh đó, chính phủ này đã vay mượn khá nặng nề từ bên ngoài, trở thành một con nợ triền miên. Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư.
3.      Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
3.1.           Không nên quá phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài
Cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề nợ công, vốn đang là mối đe dọa sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng hồ nợ công toàn cầu của Economist cho thấy tính đến ngày 1/7/2015, nợ công của Việt Nam ở mức 90,4 tỷ USD, chiếm 46,4% GDP, tăng 10% so với cùng thời điểm năm ngoái. Con số này vẫn nằm trong phạm vi an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế là 65% GDP. Nếu nhìn vào con số thống kê, nguy cơ Việt Nam rơi vào khủng hoảng nợ công không cao, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề bội chi ngân sách và khả năng thanh toán nợ trong trung và dài hạn.
3.2.           Quản lý chặt chẽ các khoản vay và có kế hoạch chi tiêu hợp lý
Không thể phủ nhận để có vốn tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá, việc vay nợ nước ngoài là cần thiết. Nhiều quốc gia có những bước phát triển kinh tế đáng nể như Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc đều phải vay nợ nước ngoài.Tuy nhiên, Việt Nam cần lưu ý sử dụng các khoản vay vào đầu tư vào hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất để phục vụ phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Tiền vay được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả chứ không dùng những món nợ phải trả trong tương lai này để theo đuổi những siêu dự án trong khi hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong nước còn chưa đầy đủ.Cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhập Eurozone đã khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai
3.3.           Xem xét lại cách tính nợ công
Theo Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.Tuy nhiên, trong khi bảng tính nợ công của hầu hết các quốc gia phát triển trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, tức là trong nợ công còn có phần lương hưu (mỗi khi một công chức nhận lương, họ phải đóng một phần vào quỹ hưu, còn một phần khác do chính phủ đóng) nhưng một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì phần lương hưu - chính là nợ của nhà nước đối với công chức, đã không được tính vào nợ công
3.4.           Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của Việt Nam, trước những nhu cầu không nhỏ về nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như sức ép từ thâm hụt cán cân thanh toán, minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần xây dựng để củng cố hình ảnh của đất nước trong con mắt của các nhà đầu tư. Hiện tại, nợ công ở Việt Nam do Bộ Tài chính quản lý và chịu trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin của Bộ. Tuy nhiên, nếu theo dõi website của Bộ Tài chính, thì cho đến nay, thông tin này mới chỉ dừng lại ở các khoản nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công. Những con số thống kê được đưa ra đôi lúc còn lẫn lộn giữa nợ công và nợ chính phủ. Thống kê tài chính Việt Nam hiện nay vẫn chỉ tập trung vào nợ nhà nước, nên cũng khó lòng cho thấy toàn cảnh vấn đề tài chính công vì khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn và nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm nợ nần với khu vực này.

là cuộc chiến khủng hoảng Hy Lạp

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước

giup e voi I/ Supply the correct form of the verbs in brackets 1. You (think) ……………………… collecting stamps costs much money? 2. Every year, my mother (give) ……………………… me a nice doll on my birthday. 3. Jenny says she loves collecting pens but she (not/continue) ……………………… this hobby from next year. 4. If you wash your hands more, you (have)……………………. less chance of catching flu. 5. Getting plenty of rest is very good. It (help)…………………. you to avoid depression. 6. Mr. John (be) ……………………… principal of our school since last year. 7. I (see) ……………………… a car accident on this corner yesterday. 8. We like (come)……………………to school by bus, but we hate (stand)………………………. and (wait) …………………… in the rain. 9. ……………………… (you/ ever/ meet) anyone famous? 10. My mother (come) ……………………… to stay with us next weekend. 11. When he lived in Manchester, he (work) ……………………… in a bank. 12. We (be) ……………………… students for four years. 13. We are planting trees around our school now. Our school (be) ……………………… surrounded by a lot of green trees. 14. What ……………………… your father usually ……………………… (do) in the evenings? 15. My sister likes (cook) ……………………… very much. She can cook many good foods. 16. My father says when he's retired, he (go) …………………… back to his village to do the gardening. 17. They want (buy) ……………………… some meat for dinner. 18. Linh is my best friend. We (know) ……………………… each other for 5 years. 19. I enjoy (fish) ……………………… because it is relaxing. 20. How about (go) ……………………… to the movie theatre?

3 lượt xem
1 đáp án
1 ngày trước