Bài 3: a. Chép chính xác phần dịch thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. b. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai của bài thơ và nêu tác dụng.

2 câu trả lời

a,

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời đêm xuân 

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

b, Điệp ngữ " xuân" 

- Tác dụng

 + Tạo nhịp điệu cho câu thơ, làm câu thơ trên sinh động, gợi hình gợi cảm, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, người nghe.

+ Nhấn mạnh cảnh sắc đất trời mùa xuân và khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau vào đêm  khuya.

+ Thể hiện rõ nét thái độ của tác giả, đó là khẳng định, ngợi ca bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

a. Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp ngữ (Cụ thể là điệp từ'xuân' 
Từ “Xuân” được lặp lại 3 lần làm trỗi dậy một sắc xuân tràn trề sức sống. Tạo âm hưởng, nhịp điệu hài hòa, nhẹ nhàng, ngân nga và tạo cảm giác đầy trong trẻo thi vị. Không gian đêm rằm tháng giêng mênh mông, bát ngát, khoáng đạt, lồng lộng gió và ánh trăng vàng. Bầu trời, mặt nước sông như hòa quyện thật tươi trẻ, lung linh và đậm đà sắc xuân.

  => Thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ dạt dào cảm xúc của Bác 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước