Bài 12+13+14: Chủ đề: Sâu, bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ Câu 1: Côn trùng gây hại có mấy kiểu biến thái? Cho biết giai đoạn phá hại cây trồng mạnh nhất ở mỗi kiểu biến thái ? Câu 2: Khi bị sâu, bệnh cây trồng có biểu hiện thế nào? Câu 3: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Ưu, nhược điểm của từng biện pháp. Câu 4: Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại? Muốn phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao phải làm gì? Bài 15: Làm đất và bón phân lót Câu 1: Làm đất nhằm mục đích gì? Cho biết tác dụng của các công việc làm đất. Câu 2: Để bón lót người ta thường dùng những loại phân nào? Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp Câu 1: Thời vụ gieo trồng là gì? Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần dựa trên những yếu tố nào? Câu 2: Em hãy kể tên một số loại cây trồng ứng với thời gian của các vụ gieo trồng ở nước ta. Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng Câu 1: Cho biết có các biện pháp nào để chăm sóc cây trồng? Câu 2: Tác dụng của các biện pháp chăm sóc cây trồng là gì? Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản Câu 1: Có mấy phương pháp thu hoạch nông sản? Kể tên, lấy ví dụ. Câu 2: Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?
1 câu trả lời
Bài 12+13+14: Chủ đề: Sâu, bệnh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ
Câu 1: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hại mạnh nhất
Câu 2: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện sinh trưởng và phát triển giảm
Câu 3:Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp thủ công.
Ưu điểm
Nhược điểm Đơn giản, dễ thực hiện Bảo vệ môi trường Cung cấp nguồn thực phẩm sạch Có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh
Nhược điểm
Khó áp dụng với vườn diện tích lớn vì tốn công Hiệu quả thấp khi sâu đã phát triển mạnh
Câu 4:
Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cao cần áp dụng những biện pháp như thế nào?Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
- Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
- Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
- Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh
Bài 15: Làm đất và bón phân lót
Câu 1:Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Câu 2:Các loại phân bón khuyên dùng là phân xanh, phân chuồng, phân lân, phân rác và cần sử dụng thêm một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali
Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp
Câu 1:trồng vào một khoảng thời gian đó được gọi là thời vụ. hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở đòa phương.Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố: - Khí hậu. - Loại cây trồng
Câu 2:
Vụ gieo trồng Thời gian Cây trồng
1. Vụ xuân Tháng 11 → tháng 5 năm sau Lúa, ngô, đỗ, lạc, khoai, rau
2. Vụ hè thu Tháng 4 → 7 Lúa, ngô, khoai
3. Vụ đông (tỉnh phía Bắc)Tháng 6 → 11 Lúa, rau
Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
Câu 1:
Các biện pháp chăm sóc cây trồng
- I. Tỉa, dặm cây.
- II. Làm cỏ, vun xới.
- III. Tưới tiêu nước.
- IV. Bón thúc phân.
Câu 2:
tác dụng của các công việc:
- Tỉa dặm cây: điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý
- Làm cỏ: diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
- Vun xới: làm đất tơi xốp, hạn chế bốc mặn, bốc phèn và chống đổ
- Tưới nước: cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển, sinh trưởng tốt
- Tiêu nước: để cây khỏi bị chết, ngập úng khi thừa nước
Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến
Câu 1:
Tùy theo các loại quả mà ta thu hoạch bằng các cách khác trong, 4 các cách đó là:
+Hái:Rau,....
+Nhổ:Khoai tây, cà rốt,....
+Đào:Củ mài, sắn,...
+Cắt:Lúa,....
Câu 2:Bảo quản nông sản nhằm mục đích hạn chế hao hụt về số lượng và hạn chế giảm chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối.