Bài 1(trắc nghiệm) Câu 1: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở A. thể thủy tinh của mắt. B. võng mạc của mắt. C. con ngươi của mắt. D. lòng đen của mắt. Câu 2: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. gương cầu lồi. B. gương cầu lõm. C. thấu kính hội tụ. D. thấu kính phân kỳ. Câu 3: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. B. thay đổi đường kính của con ngươi C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh. D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. Câu 4: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất. B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa. C. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi. D. Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới. Câu 5: Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng A. từ điểm cực cận đến mắt. B. từ điểm cực viễn đến vô cực. C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. từ điểm cực viễn đến mắt. Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất? A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. B. Nhìn vật ở điểm cực cận C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận Bài 2. Một người đứng cách cột điện 25m. Cột điện cao 8m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2cm. Hãy tính chiều cao của cột điện trong mắt. Bài 3. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m

2 câu trả lời

Bài 1(trắc nghiệm)

Câu 1: B. võng mạc của mắt.

Câu 2: C. thấu kính hội tụ.

Câu 3: C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

Câu 4: B. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.

Câu 5: C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

Câu 6: B. Nhìn vật ở điểm cực cận

Bài 2.

\(\left\{ \begin{array}{l}d = 25m\\d' = 2cm = 0,02m\\h = 8m\end{array} \right.\)

Ta có:  \(\dfrac{h}{{h'}} = \dfrac{d}{{d'}} \to h' = \dfrac{{d'}}{d}h = \dfrac{{0,02}}{{25}}.8 = 6,{4.10^{ - 3}}m = 6,4mm\)

Bài 3.

Ta có:

- Khi nhìn 1 vật ở rất xa thì tiêu cự của thể thủy tinh là 2cm

\({f_\infty } = O{A_1} = 2cm\)

- Khi nhìn vật ở cách mắt 50m: \(\dfrac{{A'B'}}{{AB}} = \dfrac{{OA'}}{{OA}} = \dfrac{2}{{5000}}\)

Lại có: \[\dfrac{{OA'}}{{OF'}} = \dfrac{{A'B'}}{{AB}} + 1 = 1,0004\]

Vậy: \(f = OF' = \dfrac{{OA'}}{{1,0004}} = 1,9992cm\)

- Độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh là: \(\Delta f = {f_\infty } - f = 2 - 1,9992 = 0,0008cm\)

1.A

2.A

3.C

4.C

5.D

6.B

Câu hỏi trong lớp Xem thêm