Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,4g bột lưu huỳnh trong không khí. a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính thể tích khí lưu huỳnh đioxit thu được ở đktc. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 g cacbon trong bình đựng khí oxi. a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính thể tích khí cacbonđioxit (CO2) thu được ở đktc. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g photpho trong oxi. a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính khối lượng điphotphopentaoxit tạo thành sau phản ứng. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,2g magie (Mg) trong oxi a. Viết PTHH của phản ứng b. Tính khối lượng magie oxit (MgO) tạo thành sau phản ứng. Bài 5: Cho 5,6 g sắt phản ứng hoàn toàn với oxi, thu được oxit sắt từ. Tính khối lượng oxit sắt từ (Fe3O4) tạo thành sau phản ứng. Bài 6: Cho 13 g kẽm phản ứng hoàn toàn với oxi. Tính khối lượng kẽm oxit (ZnO) tạo thành sau phản ứng. Bài 7: Cho 5,4 g nhôm phản ứng hoàn toàn với oxi. Tính thể tích khí oxi cần dùng cho phản ứng trên ở đktc và khối lượng nhôm oxit (Al2O3) tạo thành sau phản ứng. Bài 8: Cho 2,24 lít khí metan (CH4) tác dụng hoàn toàn với khí oxi. Tính khối lượng nước và thể tích CO2 tạo thành ở đktc sau phản ứng trên. Bài 9: Cho 11,2 lít khí etan (C2H6) tác dụng hoàn toàn với khí oxi. Tính khối lượng nước và thể tích CO2 tạo thành ở đktc sau phản ứng trên. Bài 10: Cho 16,8 g sắt tham gia phản ứng hoàn toàn thấy cần dùng vừa đủ 6,4 g oxi. Tính khối lượng oxit sắt từ (Fe3O4) tạo thành sau phản ứng.Mọi người giúp em với ạ (e đang cần gấp)

2 câu trả lời

bài 1 

s+o2-->so2

số mol S: 2,4/32=0.075mol

=>thể tích SO2 là : 0.075*22,4=1,68

bài2

C+O2-->CO2

số mol C : 3,6/12=0,3 mol

=>thể tích CO2: 0,3*22.4=6,72

bài 3

4P+5O2-->2P2O5

số mol P: 3,1/31=0,1 mol

khối lượng P2O5: 0,1*31=3,1g

Giải thích các bước giải:

1. 
a) S + O2 → (t độ) SO2 ↑

0,075→0,075        0,075

b) nS = $\frac{m}{M}$ = $\frac{2,4}{32}$ = 0,075 (mol)

 V SO2 (đktc) = n . 22,4 = 0.075 . 22,4 = 1,68 (l)

2. 
a) C + O2 → (t độ) CO2 ↑

 0,3 → 0,3               0,3

b) nC = $\frac{m}{M}$ = $\frac{3,6}{12}$ = 0,3 (mol)

V CO2 (đktc) = n . 22,4 = 0,3 . 22,4 = 6,72 (l)

3.

a) 4P + 5O2 → (t độ) 2P2O5

      4        5                        2

    0,1 → 0,125                  0,05

b) nP = $\frac{m}{M}$ = $\frac{3,1}{31}$ = 0,1 (mol)

mP2O5 = n . M = 0,05 . (31 . 2 + 16 . 5) = 7,1 (g)

4.

a) 2Mg + O2 → (t độ) = 2MgO

        2        1                          2

      0,3 → 0,15                    0,3

b) nMg = $\frac{m}{M}$ = $\frac{7,2}{24}$ = 0,3 (mol)

mMgO = n . M = 0,3 . (24 + 16) = 12 (g)

5. 
a) 3Fe + 2O2 → (t độ) Fe3O4

      3          2                       1

0,1→$\frac{1}{15}$   $\frac{1}{30}$  

b) nFe = $\frac{m}{M}$ = $\frac{5,6}{56}$ = 0,1 (mol)

mFe3O4 = n . M = $\frac{1}{30}$  . (56 . 3 + 16 . 4) ≈ 7,73 (g)

6. 2Zn + O2 → (t độ) 2ZnO

       2        1                      2

    0,2 →   0,1                  0,2

nZn = $\frac{m}{M}$ = $\frac{13}{65}$ = 0,2 (mol)

mZnO = n . M = 0,2 . (65 + 16) = 16,2 (g)

7. 4Al + 3O2  (t độ) 2Al2O3 

      4        3                     2

     0,2 → 0,15               0,1

nAl = $\frac{m}{M}$ = $\frac{5,4}{27}$ = 0,2 (mol)

V O2 cần dùng (đktc) = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 (l)

mAl2O3 = n . M = 0,1 . (27 . 2 + 16 . 3) = 10,2 (g)

8. CH4 + 2O2 → (t độ) CO2 + 2H2O 

        1          2                     1            2

      0,1 →   0,2                   0,1        0,2

nCH4 (đktc) = $\frac{V}{22,4}$ = $\frac{2,24}{22,4}$ = 0,1 (mol)

mH2O = n . M = 0,2 . (2 + 16) = 3,6 (g)

V CO2 (đktc) = n . 22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (l)

9. 2C2H6 + 7O2 → 4CO2 + 6H2O

          2           7             4            6

      0,5 →     1,75           1           1,5

nC2H6 (đktc) = $\frac{V}{22,4}$ = $\frac{11,2}{22,4}$ = 0,5 (mol)

mH2O = n . M = 1,5 . 18 = 27 (g)

V CO2 (đktc) = n . 22,4 = 1 . 22,4 = 22,4 (l)

10. 3Fe + 2O2 → (t độ) Fe3O4 

         3        2                       1

      0,3 →  0,2                    0,1

nFe3O4 = $\frac{m}{M}$ = $\frac{16,8}{56 . 3 + 16 . 4}$ = 0,3 (mol)

mFe3O4 = n . M = 0,1 . 232 = 23,2 (g)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước