B>TỰ LUẬN Câu 1: Vì sao tro bếp lại được sử dụng như 1 loại phân bón hóa học? Tro bếp thích hợp để bón cho vùng đất chua hay mặn? Giải thích Câu 2: Tại sao khi hòa tan phân đạm ure vào nước ta thấy nước lạnh đi? Câu 3: Vào mùa hè , ở những khu nghĩa địa hoặc bãi rác có nhiều xác động vật thường có hiện tượng ma chơi. Giải thích vì sao có hiện tượng này? Câu 4: Theo tính chất vật lý axit nitric tinh khiêt là chất lỏng không màu nhưng trong các phòng thí nghiệm, dung dịch axit nitric dù rất loãng đều có màu vàng nhạt. Giải thích hiện tượng? Câu 5: Cho biết thành phần chủ yếu của thuốc diệt chuột? Tại sao chuột ăn phải bả thường chết ở nơi gần nguồn nước? Câu 6: Vì sao người ta thường dùng NH 4HCO 3 làm bột nở hơn là dùng (NH 4) 2CO 3? Câu 7: Trên bề mặt hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này? viết ptpu Câu 8: Vì sao người ta phải tạo ra các hàng lỗ rỗng trong các viên than tổ ong? Câu 9: Tại sao than đá chất thành đống có thể tự bốc cháy? Câu 10: Giải thích câu tục ngữ “ nước chảy đá mòn” Câu 11: Tại sao CO 2 được dùng để dập tắt đám cháy ( trừ đám cháy Mg, Al) Câu 12 : Nước đá khô là gì ? ứng dụng của nước đá khô? Câu 13 : Tại sao CO cháy được còn CO 2 không cháy được trong khí quyển oxi Câu 14: Khi cơm bị khê, người ta thường cho vào nồi cơm 1 mẩu than củi. Tác dụng của việc làm đó.

1 câu trả lời

Câu 1:Nguyên tố có nhiều trong tro bếp:  KALI 
Lý do là trong thành phần sống của cây, có các dạng hợp chất mà cây tổng hợp nên để sống. Khi a đốt chúng đi, các chất này sẽ sinh ra một dạng chất ở muối, có vị mặn (bạn thấy các động vật ở vùng nóng, núi lữa thì thường ăn tro để lấy muối khoáng đó sao) 
Hàm lượng Kali cung cấp cho cây rất nhiều dd, và từ đó cây sẽ phát triển tôt nhất 
Tồn tại ở: K2CO3, KCl là chủ yếu.

Câu 2: Biện pháp bảo quản hải sản phổ biến của các nhà đánh bắt hải sản là dùng hầm đá để ướp hải sản. Nhưng nhược điểm của hầm đá là nặng, chiếm khoang lớn trong tàu thuyền và lưu giữ hầm đá khó khăn. Nên không ít tàu thuyền đã dùng đến giải pháp thuận tiện hơn nhưng bất chấp đến vệ sinh an toàn thực phẩm đó là dùng phân ure.

Câu 3:

Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó  PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”.

PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở  khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy.

C4:

– Axit nitric là chất lỏng không màu, tan tốt trong nước. HNO3 đậm đặc có nồng độ ~ 68 %. Trong môi trường tự nhiên, axit nitric có màu vàng nhạt do sự tích tụ của nitơ đioxit (NO2).

– Axit nitric tinh khiết có tỷ trọng khoảng 1522kg/m3, có nhiệt độ đông đặc là -42 °C và nhiệt độ sôi là 83 °C.

– Dưới tác dụng của ánh sáng, axit nitric bị phân hủy một phần tạo thành nitơ đioxit NO( nhiệt độ thường).

                 4HNO3 →  4NO+ O+ 2H2O

– Do vậy cần bảo quản axit nitric trong các chai, lọ tối màu, tránh ánh sáng và khu vực cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ thấp hơn 0 °C để tránh phân hủy.

C5: Sau khi chuột ăn phải bả thì chính Zn3P2 sẽ thủy phân rất mạnh làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh, cơ thể nó khát nước và từ đó sẽ đi tìm nguồn nước. Khi chuột uống nước để giảm cơn khát chính Zn3P2 đã tác dụng với nước để giải phóng ra một loại khí độc là Phốt phin (PH3): Zn3P2 + 6H2O –> 3Zn(OH)2 + 2PH3.

C6:

NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.

(NH4)2CO3 —-> 2 NH3 + CO2 + H2O

C7:

Trong nước tôi vôi có Ca(OH)2; trong không khí có khí CO2 nên xảy ra phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O. Do lượng CO2 trong không khí không nhiều, CaCO3 được tạo thành một cách từ từ, lâu ngày tạo thành lớp màng CaCO3 rắn trên bề mặt hố nước tôi vôi.

c8:

Các viên than tổ ong được chế tạo nhiều hàng lỗ xuyên dọc viên than nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than với Oxi không khí, tạo điều kiện cho sự cháy xảy ra hoàn toàn. Còn khi nhóm bếp than tổ ong người ta thường cho thêm một ống khói cao ở trên miệng lò than nhằm áp dụng hiện tượng đối lưu, mục đích của công việc này là hút không khí vào lò than, làm tăng nồng độ Oxi, đồng thời đẩy khói than ra khỏi lò nên quá trình cháy mạnh hơn.

c9: Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

c10:

Người xưa trong quá trình tương tác với tự nhiên, trong quá trình lao động sản xuất để có thể làm ra của cải thì cũng đã có những quan sả đúng. Người xưa quan sát để đúc kết lại những bài học để cho người sau làm theo. Và thông thường những sự quan sát lặp đi lặp lại cũng rất lâu thì họ mới có thể đúc kết ra những câu nói tuy thật ngắn gọn – tục ngữ. Câu nói: “Nước chảy đá mòn” thực tế đó chính là một hiện tượng hóa học. Ta như biết được rằng thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Hơn nữa thành phần hóa học có trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học có phương trình phản ứng như sau: CaCO3 + CO2 + H2O <-> Ca(HCO3)

C11:

Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. Thí dụ : 2Mg + CO2 → 2MgO + C Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy: C + O2 → CO2

C12 : 

Thực ra, Nước đá khô được sản xuất bằng cách nén khí điôxít cacbon thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởi quá trình nén (xem định luật Charles). Và sau đó cho điôxít cacbon lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm cho một phần CO2 bị đóng băng thành “tuyết”. Sau đó “tuyết” này được nén thành các viên hay khối.

Chính vì thế, nước đá khô có công thức là CO2.

c13 :

a) CO cháy được trong O2 vì CO có tính khử và O2 có tính oxi hóa, CO2 không có tính khử nên không cháy được trong O2:

b) Cách 1. Đốt cháy khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo tủa là CO2⇒CO. Mẫu còn lại là H2

CO + O2 → CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Cách 2. Cho hai mẫu thử tác dụng với PdCl2, mẫu tạo kết tủa đen là CO mẫu còn lại là H2

PdCl2+CO+H2O → Pd↓ (đen) + CO2↑↑ + 2HCl

C15: 

Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đở mùi khê.

Áp dụng: Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị khê. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất vật lí 

Nếu sai gì mong bạn thông cảm ạ!!Chúc bạn học tốtt<33 cho mình xin 5 sao và ctlhn ạ mình cảm ơnn chủ tus dethuong!! 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm