1 câu trả lời
* Ấn tượng về cải cách giáo dục trong cuộc Duy tân Minh Trị
Trong cuộc Duy tân Minh Trị cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX cuộc cải cách giáo dục là quan trọng nhất ở Nhật Bản.
- Nhật Bản rất coi trọng yếu tố con người (do đất nước nghèo tài nguyên, thường xuyên bị thiên tai) nên không có thế mạnh để phát triển kinh tế như các nước khác trong khu vực -> họ chỉ có vốn con người là quý giá nhất
- Do sự nhạy bén của người đứng đầu (Thiên Hoàng minh trị)
-> Ngay trong năm đầu tiên (1868), Minh Trị lên ngôi, một trong những chính sách được Thiên hoàng Minh Trị quan tâm đó là coi giáo dục là yếu tố cải cách quan trọng hàng đầu để phát triển Nhật Bản. Thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức được rằng, muốn xây dựng một nước Nhật mới không thể bắt đầu với số đông quần chúng mù chữ, xem giáo dục tiểu học là cái gốc của nền giáo dục và sự phát triển.
-> Tư tưởng của Minh Trị về xây dựng và phát triển nền giáo dục Nhật Bản trở thành nền tảng tinh thần và vật chất vững chắc cho sự phát triển của xã hội Nhật đã làm tiền đề cho nước Nhật phát triển