Ai giúp mình với mai mjk thi rồi Câu hỏi : môn lịch sử lớp 9 "em hiểu thế nào là kháng chiến về toàn dân và toàn diện lâu dài'
2 câu trả lời
* Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:
- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.
- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).
- Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
* Thứ hai, kháng chiến toàn diện:
- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.
- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.
+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.
+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.
+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
* Thứ ba, kháng chiến trường kì:
- So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.
- Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.
*Kháng chiến toàn dân và toàn diện:
-Kháng chiến toàn dân:Toàn dân tham gia kháng chiến,lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt với 3 thứ quân(Bộ đội chủ lực,bộ đội địa phương và quân dân du kích)
-Kháng chiến toàn diện:Đánh giặc trên mọi mặt trận:chính trị,kinh tế,văn hóa,quân sự,......→mặt trận quân sự là chủ yếu→làm thất bại mọi thủ đoạn của thực dân Pháp
-Kháng chiến trường kì:kháng chiến lâu dài,vừa đánh địch,vừa bồi dưỡng sức dân,phát triển lực lượng
@TriLeCongTri