ai giúp em phát biểu cảm nghĩ về khổ thơ cuối của Tiếng gà trưa với ạ đừng chép mạng ạ, càng dài càng tốt ạ
1 câu trả lời
Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.
Tiếng gà vốn là một là âm thanh đã rất quen thuộc ở các làng quê Việt. Nó gợi về cuộc sống bình yên của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Nhưng bằng những cảm xúc rất riêng của mình, Xuân Quỳnh đã thổi vào âm thanh ấy dòng kỷ về những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa đã làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Người lính như được tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh dâng trào cảm xúc. Tiếng gà giống như tiếng gọi của quê hương:
Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếp đến, cụm từ tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần khiến người cháu nhớ về hình ảnh người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những năm tháng tuổi thơ cháu được sống bên bà đã trải qua thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Nhưng nổi bật nhất chính là hình ảnh người bà. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Cả cuộc đời bà là những lo toan cho con cho cháu:
Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Tuổi thơ sống bên bà là những ngày tháng mà cháu không thể nào quên được. Tiếng gà trưa còn là lời gọi về những giấc mơ của người lính:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Thứ âm thanh quen thuộc vang lên gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, thứ âm thanh ấy cũng giống như tiếng gọi của quê hương thân thuộc. Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những ước mơ. Cuối cùng bài thơ cho người đọc thấy được mục đích chiến đấu của người chiến sĩ:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Từ vì được điệp lại bốn lần - khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Người cháu chiến đấu vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng quen thuộc nơi nhưng quan trọng nhất cũng là vì bà, với mong ước cuộc sống yên bình. Hai tiếng bà ơi vang lên thật xúc động. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã khắc họa nổi bật tình cảm bà cháu đầy thiêng liêng. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước.
Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa - Mẫu 7
Xuân Quỳnh là nhà thơ của cảm xúc đời thường. Bài thơ Tiếng gà trưa được Xuân Quỳnh sáng tác đã cho người đọc cảm nhận về tình cảm bà cháu sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người cháu đang trên đường hành quân xa xôi đầy vất vả. Bỗng bắt gặp xóm làng, cháu nghe thấy âm thanh quen thuộc vang lên:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục... cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Đó chính là âm thanh của tiếng gà: Cục cục tác cục ta gợi ra những kỉ niệm của tuổi thơ. Đó là những ngày tháng sống bên bà, tuy vất vả nhưng thật ấm áp. Biện pháp tu từ điệp ngữ với từ nghe cùng với các hình ảnh ẩn dụ xao động nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ đã nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Đó là âm thanh làm xao động cả một vùng làng quê yên bình. Nó gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ của người lính.
Kế tiếp, những kỉ niệm tuổi thơ được hiện ta lần lượt qua dòng hồi tưởng:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Hình ảnh trong kí ức của cháu về con gà mái mơ có mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng có lông óng như màu nắng. Đặc biệt nhất là kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng:
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Lời mắng của bà đã khiến cho đứa cháu tin là thật để rồi về lấy gương soi vì sợ bị lang mặt. Kỉ niệm về một tuổi thơ thật đáng nhớ. Nhưng không dừng lại ở đó, tiếng gà còn gợi cả về những nỗi nhọc nhằn của người bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Người bà đã bao năm vất vả nuôi lớn cháu. Bà dùng đôi bàn tay đã lao động cả một cuộc đời để nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp. Bởi đó chính là nguồn sống để bà bán đi, cuối năm có tiền mua quần áo mới cho cháu. Người bà hiện ra với phẩm chất tiêu biểu của của người phụ nữ Việt Nam - đức hy sinh. Bà luôn vì con, vì cháu mà chẳng một phút nghĩ đến bản thân. Rồi khi mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Tiếng gà trưa là nơi lưu giữ những hạnh phúc, những ước mơ mà cháu vẫn thường mong ước thuở nhỏ:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp từ vì để nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu. Khi trưởng thành, cháu tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - vì lòng yêu Tổ quốc, sau đó là vì tình yêu quê hương - yêu xóm làng thân thuộc. Đặc biệt nhất cũng chính là vì người bà Bà ơi, cũng vì bà. Tiếng gọi Bà ơi vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu ước mong có thể đóng góp đem lại cuộc sống hòa bình cho bà - cho những người thân yêu của mình.
Có thể thấy, sau khi đọc xong bài thơ, người đọc đã cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng. Tiếng gà trưa là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh.