Ai chụp cho tui vở ghi lịch sử tiết 18 lớp 7 đi. Nhớ là phải đọc được á

2 câu trả lời

Gửi bạn

Yên tâm đọc được nhé ;>

Bài 12 trường mình đc giảm tải khá nhiều nên nó ngắn vậy thoii

Bai 10:

1. Sự thành lập nhà Lý
 a. Hoàn cảnh thành lập

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất triều Tiền Lê chấm dứt.
- Lý Công Uấn được suy tôn lên làm vua.
⇒ Nhà Lý thành lập.

-Năm 1010 dời đồ ra Đại La và đối tên thành Thăng Long (Hà Nội)

- Thời Lý, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là thành thị có quy mô lớn trong khu vực và thế giới.

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, thiết lập chính quyền quân chủ chuyên chế.

b.Bộ máy nhà nước

- Trung ương:

   + Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

   + Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, võ.

- Địa phương:

   + Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu).

   + Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

2. Luật pháp, quân đội và chính sách đổi nội đối ngoại
  a. Luật pháp

- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư.

- Luật pháp quy định chặt chẽ:

   + Bảo việc bảo vệ vua, cung điện, xem trong bảo vệ của công và tài sản cá nhân.

   + Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.

   + Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.

b. Quân đội:

- Gồm 2 bộ phận:

   + Cấm quân: bảo vệ vua và kinh thành.

   + Quân địa phương: canh phòng ở các lộ, phủ, tham gia chiến đấu và sản xuất.

- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Có quân bộ và quân thủy kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí.

- Gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi, trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.

c. Đối ngoại:

   + Giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.

   + Dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.

Bài 11

I – GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)1.1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.

   + Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

   + Nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ, nổi dậy đấu tranh.

   + Bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng.

- Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống:

   + Xúi giục vua Cham-pa tấn công Đại Việt.

   + Ngăn cản việc đi lại buôn bán của nhân dân hai nước.

   + Dụ dỗ tù trường các dân tộc ít người.

. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

Chuẩn bị của nhà Lý:

- Nhà Lý chủ động chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống.

   + Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

   + Cho quân đội luện tập và canh phòng nghiêm ngặt.

   + Các tù trưởng miền núi được lệnh mộ thêm binh và đánh trả những cuộc quấy phá, âm mưu dụ dỗ của địch.

   + Đem quân đánh bại cuộc tấn công của Cham-pa.

- Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để phòng vệ” tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống.

Diễn biến:

- Tháng 10 – 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

   + Quân bộ tấn công Ung Châu.

   + Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy kho tàng của giặc.

- Quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu.

Kết quả:

- Quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.

 Ý nghĩa:

- Giáng đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang.

- Phá thế chủ động của quân Tống.

II – GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

 Kháng chiến bùng nổ

Chuẩn bị của nhà Lý:

- Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

- Các tù trưởng miền núi cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng.

- Bố trí thủy binh đóng ở Đông Kênh để chặn thủy binh địch.

- Bố trí bộ binh dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt.

 Diến biến:

- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến đánh Đại Việt.

   + Quân bộ do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy.

   + Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.

- Tháng 1 – 1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.

- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.

- Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.

 Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

- Chờ không thấy thủy quân đến, quân Tống tìm cách vượt qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.

- Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía Bắc.

- Quân Tống phải chuyển sang phòng ngự.

- Đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch, bị bất ngờ quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn.

- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.

* Ý nghĩa:

- Quân Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.

- Là một trong những trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

#tln

Câu hỏi trong lớp Xem thêm