8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ về nhân vật ông hai trong chuyện ngắn Làng Của Kim Lân
2 câu trả lời
Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở. "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...”. Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ, ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy".Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông,.., là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi ! Lại chuyện ấy rồi.
Bạn tham khảo nhé!
Lập ý:
- Người nông dân yêu làng, tự hào, hãnh diện về làng và có tật hay khoe làng.
➙ Tình yêu mộc mạc, giản dị, chân thành khiến người đọc xúc động.
- Vì yêu làng mà ông đau khổ khi nghe tin làng mình làm Việt Gian.
Dẫn chứng:
+) cổ ông lão nghẹn đắng, da mặt ông rân rân, ông lặng đi không thở được...
+) "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi là phải thù."
➙ Tình yêu làng thay đổi, gắn với kháng chiến, Cụ Hồ và cách mạng.
➙ Đồng cảm, trân trọng suy nghĩ của ông Hai và càng thêm yêu quý ông.
- Vì yêu làng, ông sung sướng, hả hê khi nghe tin cải chính:
Dẫn chứng:
+) "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn."
➙ Tình yêu làng sâu sắc, mãnh liệt của ông Hai khiến người đọc trân trọng. Ngợi ca những con người như ông Hai.