60 điểm lận đấy :'( Em hãy trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

1 câu trả lời

Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Hồng: 

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

1. Công nghiệp

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.

2. Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

   + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

   + Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

   + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

   + Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

    + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,...vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển;

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Tình hình phát triển: 

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.

Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ:

1. Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: địa hình đa dạng, đất feralit, đất phù sa, vùng biển giàu cá tôm,...

- Khó khăn: nhiều thiên tai: bão, lũ, gió phơn,...

* Tình hình phát triển:

- Trồng trọt:

+ Bình quân lương thực có hạt theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. 

+ Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

+ Cây lương thực chủ yếu trồng ở đồng bằng Thanh- Nghệ- Tình.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ở vùng đất cát pha duyên hải.

+ Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được trồng ở vùng đồi núi phía Tây.

- Chăn nuôi:

+ Trâu bò đàn ở phía Tây.

+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở phía Đông.

- Lâm nghiệp: trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông- lâm- ngư nghiệp đang được phát triển.

2. Công nghiệp

Điều kiện phát triển:

+ Nguồn khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản đá vôi nên vùng phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tình hình phát triển:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm.

+ Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

+ Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển ở hậu hết các địa phương. Tập trung chủ yếu ở phía Đông: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

Tình hình phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

1. Nông nghiệp

* Khó khăn

- Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

- Sản lượng lương thực bình quân là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002).

- Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

- Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

- Nhà nước đang đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng hệ thông hồ chứa nước nhằm hạn chế tác hại của thiên tai (lũ quét, hạn hán) và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2. Công nghiệp

- Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sàn, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).

- Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),... Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.



Câu hỏi trong lớp Xem thêm