21 Một bạn học sinh đi xe đạp trên một đoạn đường dốc dài 100 m. Trong 75 m đầu bạn đó đi với vận tốc 2,5 m/s. Biết thời gian đi cả đoạn dốc là 35 giây. Thời gian bạn đó đi hết đoạn đường còn lại là; A: 20 giây. B: 5 giây. C: 30 giây. D: 15 giây. 22 Hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 mắc vào cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện qua dây dẫn thứ nhất là I1=I và cường độ dòng điện qua dây dẫn thứ hai là I2=2I. Biết tổng R1 + R2 = 120 Ω. Giá trị của R1 là; A: 40 Ω. B: 60 Ω. C: 80 Ω . D: 30 Ω. 23 Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì; A: con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước. B: con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C: thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D: thép có lực đẩy trung bình lớn. 24 Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm; A: dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. B: dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần. C: cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng. D: hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng. 25 Hai dây dẫn được làm từ cùng một chất liệu và có cùng tiết diện. Dây thứ nhất có chiều dài ℓ, dây thứ hai có chiều dài 1,5ℓ. Tỉ số điện trở của dây dẫn thứ nhất và của dây dẫn thứ hai lả R1:R2 bằng; A: 4:9 B: 2:3 C: 3:2 D: 9:4 26 Một dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ I = 2 A thì nhiệt lượng tỏa ra trong thời gian t = 2 phút là 1200 J. Điện trở của đoạn mạch bằng; A: 12 Ω. B: 5 Ω. C: 6 Ω. D: 2,5 Ω. 27 Mắt tốt khi nhìn rõ vật ở xa và mắt không điều tiết thì ảnh của vật nằm; A: trước màng lưới của mắt. B: sau màng lưới của mắt. C: trước thể thuỷ tinh của mắt. D: trên màng lưới của mắt. 28 Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào một lực kế, khi ở trong không khí lực kế chỉ 3,56 N. Khi nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5 N. Biết khối lượng riêng của nước và khối lượng riêng của đồng lần lượt là 10000 N/m3 và 89000 N/m3. Thể tích phần rỗng của quả cầu là; A: 40cm3. B: 50cm3. C: 34cm3. D: 10cm3. 29 Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ? A: Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. B: Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. C: Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật. D: Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. 30 Bức xạ nhiệt là; A: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi vòng. B: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. C: Sự truyền nhiệt chủ yếu của môi trường lỏng. D: Sự truyền nhiệt chủ yếu của môi trường khí. 31 Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài l,2 m hết 0,5 giây. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 3 m trong 1,5 giây. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả hai quãng đường là; A: 2,1 m/s. B: 1,2 m/s. C: 2,2 m/s. D: 21 m/s. 32 Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền; A: từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn. B: từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. C: từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D: từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn. 33 Một kính lúp có số bội giác bằng 10, tiêu cự của kính lúp đó bằng; A: 2,5 cm. B: 10 cm. C: 10 mm. D: 2,5 m. 34 Các bộ phận chính của máy biến thế là; A: nam châm điện và lõi sắt. B: nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn. C: lõi sắt và hai cuộn dây dẫn có số vòng giống nhau. D: lõi sắt pha silic và hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau. 35 Trong số các nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng màu ? A: Đèn tín hiệu giao thông. B: Một ngôi sao C: Đèn LED. D: Bút laze 36 Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực ? A: Mũi tên bắn ra từ cánh cung. B: Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất. C: Thác nước đổ từ trên cao xuống. D: Xe đi trên đường. 37 Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ? A: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm. B: Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. C: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. D: Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm. 38 Một chùm sáng hẹp sẽ không bị phân tích khi ; A: chiếu nghiêng chùm sáng đó vào một gương phẳng. B: chiếu nghiêng chùm sáng đó vào mặt ghi của đĩa CD. C: chiếu chùm sáng đó đi qua một lăng kính. D: chiếu chùm sáng đó vào một bong bóng xà phòng. 39 Ngăn đá tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng ; A: dẫn nhiệt. B: đối lưu. C: bức xạ nhiệt. D: bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
2 câu trả lời
Đáp án:
$1B.5s$
$2A. 40 Ôm$
$3B$ con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
$4 A$
$5 B \frac{2}{3} $
$6D .2,5 ôm$
$7D$
$8C$
$9C$
$10. D:$ sự truyền nhiệt chủ yếu của môi trường khí.
$11A$
$12 D$
$13D$
$14 D$
$15.B$
$16 C$
$17 C$
$18 A$
$19B.$ đối lưu
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
1B.5s
2A.40Ôm
3B con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
4A
5B23
6D.2,5ôm
7D
8C
9C
10.D: sự truyền nhiệt chủ yếu của môi trường khí.
11A
12D
13D
14D
15.B
16C
17C
18A
19B. đối lưu
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm