1.Mục tiêu, nguyên tắc của quá trình của ASEAN (liên hệ với Vn, nhiệm vụ của Vn, có đóng góp gì?) 2.Công cuộc cải cách mở cửa cho Trung Quốc (hoàn cảnh, nội dung, kết quả, kinh tế, ngoại giao) 3.So sánh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á với Châu Phi, Mĩ la tinh
2 câu trả lời
Sau khi Cộng đồng ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015, ASEAN cơ bản trở thành một thị trường chung, bao gồm khoảng 600 triệu dân, với tổng GDP gần 2800 tỷ USD, tạo nên một không gian sản xuất tương đối đồng bộ, giúp phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN. Hàng hóa, dịch vụ, vốn, đầu tư và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu chuyển trong ASEAN mà không chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên.
Tham gia vào tiến trình xây dựng cộng đồng này, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu, từ đó, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Sau 24 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này đã trở thành một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đã tăng hơn 9,5 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên gần 56,3 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó kim ngạch xuất khẩu là 24,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 31,8 tỷ USD trong năm 2018.
Bên cạnh lợi ích về tăng trưởng kinh tế, việc hội nhập vào khu vực kinh tế ASEAN còn đem lại những tác động tích cực cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài; tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học-công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, những tác động tích cực từ AEC sẽ góp phần tạo chuyển biến trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước, phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Không chỉ tham gia sâu rộng và toàn diện vào hợp tác nội khối, ASEAN còn là hạt nhân để giúp Việt Nam có điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các đối tác quan trọng khác như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc, v.v., thông qua ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác này. Có thể khẳng định, việc triển khai hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới sẽ không thể thành công như mong đợi, nếu ta không phải là thành viên tích cực trong ASEAN.
Mặc dù có nhiều thuận lợi để tạo nên những thành quả tích cực trong tiến trình hội nhập ASEAN đối với Việt Nam, chúng ta cũng nhận thấy còn nhiều hạn chế, thách thức, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Thứ nhất, về mặt khách quan, một số khó khăn có thể kể đến như: làn sóng bảo hộ trên thế giới chưa có dấu hiệu suy giảm, làm ảnh hưởng tới hợp tác đa phương và khu vực. Ngoài ra, tuy ASEAN là một thị trường lớn, về cơ bản đã xóa bỏ hàng rào thuế quan, nhưng nhìn chung, chúng ta chưa có nhiều các sản phẩm mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN khác. Về thị trường nhân lực, ta không thể so với In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, về dịch vụ, ta kém Xinh-ga-po, Thái Lan v.v...
Thứ hai, về mặt chủ quan, môi trường cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, do hội nhập kinh tế khu vực mang lại, đặc biệt khi các quốc gia thành viên có đặc thù sản xuất khá tương đồng, có thế mạnh chung trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần được cải thiện đáng kể, liên quan đến nhiều yếu tố như: hạn chế về cơ sở hạ tầng, bao gồm cả yếu tố hạ tầng cứng (đường sá, cảng biển, cảng hàng không, năng lượng, viễn thông, công nghệ thông tin v.v.) và hạ tầng mềm (hệ thống pháp lý, bộ máy hành chính, cơ chế một cửa v.v.); hạn chế về nguồn nhân lực; tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân bổ đồng đều hơn; hạn chế về nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc đáp ứng hài hòa với quá trình hội nhập kinh tế.
Những thành quả mà hội nhập kinh tế ASEAN mang lại cho Việt Nam là rất tích cực, tuy nhiên các thách thức mà ta gặp phải cũng không nhỏ. Do đó, để đạt được những thành tựu này một cách bền vững, công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN trong thời gian tới cần có những định hướng, chính sách phù hợp.
Trong thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2020 khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, chúng ta cần thể hiện định hướng tiếp tục coi hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tinh thần chủ động, năng động trong việc triển khai các sáng kiến thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, góp phần phát huy tố chất của một khu vực kinh tế ASEAN năng động, trung tâm và nhiều tiềm năng.
Từ việc xây dựng ASEAN trở thành khu vực trung tâm, ta tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và các nước đối tác, nhất là với EU khi Việt Nam là điều phối viên trong quan hệ hợp tác ASEAN-EU, và với RCEP - khu vực đại diện cho 50% dân số thế giới và 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Bên cạnh công tác hội nhập, công tác điều phối liên ngành đòi hỏi cần được nâng cao hiệu quả hơn nữa. Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp , thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ hơn của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng v.v... trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Một mặt, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn ưu đãi của các hiệp định FTA trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN cộng, cũng như tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chủ động đào tạo nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh, nắm bắt chính sách để có thể đương đầu với sự cạnh tranh về cả chất và lượng mà việc hội nhập kinh tế mang lại.