1.Chứng minh câu tục ngữ sau Đói cho sạch, rách cho thơm Thương người như thể thương thân 2. Giải thích -Câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công - Lời khuyên của Lê Nin Học, học nữa, học mãi
1 câu trả lời
1.Bài làm
Ta như thấy được những đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Những câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống thanh cao, trong sạch cũng như là sự giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, có câu tục ngữthật đặc sắc nói về vấn đề nàylà “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Người xưa đã thật tinh tế và khéo léo khi đã mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi một con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Câu tục ngữ đề cập đến chuyện đói, rách là những từ như đã chỉ sự nghèo khổ, khó khăn. Nhưng từ “sạch”, “thơm” như vẫn giữ đúng sắc thái của nó đó chính là khi con người có rơi vào những hoàn cảnh khó khăn thì vẫn không được đánh mất chính bản thân mình. Hãy vẫn cứ là mình và giữ được phẩm chất đáng quý của chính chúng ta.
Qủa thực ta như biết được rằng chính trong xã hội phong kiến trước đây, thì những người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn cường quyền ác độc chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này. Những câu nói “Bần cùng sinh đạo tặc” hay những câu “Đói ăn vụng, túng làm càn” như đã thể hiện được. Trên thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn dường như ta cũng phải thấy được phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, cũng như thật trong sạch truyền thống của cha ông.
Nhất là những lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu rằng có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Hơn nữa là khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho hay không? Câu tục ngữ đặc sắc này đường như không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó đa khéo léo như đã nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.
Câu tục ngữ “Đói chho sạch rách cho thơm” dường như cũng đã lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước Việt Nam ta được biết đến chính là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Đặc biệt rằng những người nông dân đã quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Có thể thấy được những sự cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng còn là bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ cơ chứ?
Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động xưa kia cũng đã khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất. Đặc biệt hơn là khi chúng ta mà ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.
Đã có rất nhiều kẻ sĩ xưa kia đã tránh xa chốn quan trường để có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Họ như không màng danh lợi để giữ được cái tôi trong sạc. Họ cho rằng chốn quan trường, những sự bon chen lừa lọc sẽ làm họ khó lòng có thể giữ được cốt cách thanh cao.
Hoàn cảnh khó nhọc rất dễ làm cho con người chúng ta như bị rơi vào trạng thái thật chông chênh. Dường như ranh giới tốt – xấu lúc này dường như chỉ mong manh như một sợi tóc mà thôi. Cho nên chúng ta hãy cố gắng để có thể vượt qua tất cả để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trở thành người tốt đã khó nhưng giữ được mãi đức tính, phẩm chất của mình trong hoàn cảnh không mấy tươi sáng thì thật là khó. Song, không phải là không làm được.
Tất cả con người chúng ta hãy luôn cố gắng rèn luyện những đức tính tốt dù trong hoàn cảnh nghèo khó nào cũng vẫn sẽ giữ được phẩm chất của mình. Chắc chắn rằng người làm được như thế sẽ được xã hội nể phục và kính trọng. Trước tiên chúng ta muốn làm được điều đó thì cân bồi dường thêm cho mình những kiến thức quan trọng. Tri thức sẽ giúp cho chúng ta có thêm được những hiểu biết để tránh những việc không nên làm. Lời dạy “Đói cho sạch rách cho thơm” là một bài học thâm thúy của cha ông ta để lại.
2.Bài làm
Dân tôc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo, lấy chữ “Nhân” làm gốc của dân tộc Việt Nam ta. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: “Thương người như thể thương thân” là một ví dụ điển hình. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.
Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau (thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước (thương người). Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ.
Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chân tình đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Trong thời đại mới, trong xu thế hòa nhập với toàn cầu thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai không xa, lòng nhân ái sẽ xóa bỏ hận thù, đẩy lùi cái ái, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hi vọng, hòa bình và hạnh phúc.
3.Bài làm:
Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng tải đầy hoa hồng mà nó gập ghềnh khúc khuỷu. Song, chính sự khó khăn đó đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Bởi thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công.”
Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Thất bại là kết quả xấu, kết quả không đạt được như mong muốn khi ta làm được việc gì đó. Thành công là kết quả tốt, là thành quả đạt được như mong muốn. Câu tục ngữ chính là hình ảnh ẩn dụ coi thất bại chính là mẹ thành công. Những thành công đạt được là do người mẹ thất bại sinh ra. Đây là cách nói ngắn gọn, hàm súc nêu lên một bài học quý giá khuyên con người phải bền gan, bền chí, vượt lên sau mỗi lần thất bại.
Vậy tại sao “ thất bại lại là mẹ thành công?” Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn. Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn bé, ta bước đi chập chững những bước đầu tiên ta cũng ngã rất nhiều, hay khi đi xe ta cũng đẫ từng ngã nhưng nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Điều quan trọng là chúng ta phải có ý chí, nghị lực đứng lên sau mỗi lần ấy. Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung. Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn. Trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người?
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Chúng ta cần phải tỉnh táo để giảm bớt những sai lầm. Không may bị thất bại thì phải coi trọng thất bại à bài học quý giá không được sợ thất bại. Hãy vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công” không chỉ cổ vũ chúng ta dũng cảm đứng trước vững vàng khó khăn mà còn đưa ra cho chúng ta lời khuyên, nhắc nhở mỗi con người “ Thắng không kiêu, bại không nản”.
4.Bài làm:
Xã hội ngày càng phát triển thì việc học càng có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống và tương lai của mỗi con người. Vì thế Lê-nin đã khuyên rằng: “Học, học nữa, học mãi”
Thật vậy, việc học rất quan trọng đối với mỗi con người. Vậy “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức, tìm hiểu, lĩnh hội tri thức thông qua việc học tập ở trường và ngoài xã hội. Việc học ở đây không chỉ diễn ra ở trường mà ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được sống trong vòng tay chăm sóc của ba mẹ, được học ăn học nói, học cách cư xử. Khi đến trường ta được học kiến thức một cách toàn diện dưới sự giảng dạy của thầy cô giáo. Ngoài ra chúng ta còn học ở mọi nơi, học ở bạn bè học ở ngoài xã hội, học đi đôi với hành để vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. “Học nữa” là quá trình học tiếp nối từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Những người ham học thường không bao giờ thoả mãn với chính mình, luôn muốn học thêm nữa để nâng cao tầm hiểu biết. Học một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu của xã hội. “Học mãi” nghĩa là luôn luôn học tập, rèn luyện không ngừng để nâng cao tầm hiểu biết về mọi mặt. Như vậy chúng ta phải học tập mọi lúc mọi nơi, mọi lứa tuổi để có vốn hiểu biết sâu rộng, nâng cao chất lượng công việc sau này. Lời dạy của Lê-nin gồm ba vế, ba lần nhắc lại từ “học” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. Từ đó động viên, khuyến khích tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ hãy tích cực học tập để cống hiến cho đất nước.
Vậy vì sao Lê-nin lại dạy “Học, học nữa, học mãi”. Trước hết, học vì chính bản thân mình. Nếu không học tập, chúng ta sẽ không có kiến thức, không có sự hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Nếu không học, chúng ta sẽ không thể tìm được những công việc mà mình mong muốn. Có học tốt, chúng ta mới có được công việc tốt, nuôi sống được bản thân, nuôi dưỡng gia đình và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nghĩa là học tập trang bị cho chúng ta đầy đủ hành trang để bước vào đời một cách vững vàng và tự tin nhất. Kiến thức của loài người là vô tận. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, từng ngày từng giờ sẽ có thêm những phát minh tìm tòi sáng tạo mới. Nếu không học, chúng ta sẽ không theo kịp sự phát triển của xã hội. Chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu, tụt lùi so với xã hội. Hơn nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của ông cha ta truyền lại cho con cháu. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó, nhất là thế hệ trẻ.
Thực tế đã cho thấy câu nói của Lê-nin là hoàn toàn đúng đắn. Là giám đốc của một công ty lớn cần học tập, học để điều hành công ty, học để tìm kiếm thị trường, học để nâng cao năng suất hiệu quả công việc. Học cũng là để đưa công ty ngày một phát triển hơn. Người nông dân cũng cần phải học, học để biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng để đạt năng suất cao. Họ học để biết cách sử dụng máy móc kĩ thuật, hiện đại để cho ra được những sản phẩm có chất lượng, có năng suất cao.
Để thực hiện tốt lời dạy của Lê-nin, mỗi chúng ta cần tìm niềm say mê, hứng thú trong học tập và luôn sáng tạo trong công việc để đạt kết quả tốt hơn. Không những thế, chúng ta phải có nghị lực và tinh thần quyết tâm trong học tập, phải học ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà, ở trường để trở thành con người có cả tài lẫn đức để bước vào tương lai. Phải học lý thuyết đi đôi với thực hành, học toàn diện thì việc học mới thật sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có những người không chú tâm vào học hành, không có ý chí phấn đấu trong học tập. Họ sẽ bị xã hội đào thải khỏi vòng xoáy phát triển, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Câu nói của Lê-nin là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi chúng ta cần tích cực học tập vì học tập chính là con đường quyết định tương mai của mỗi chúng ta. Là một học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước, thì việc học tập càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
Bạn tham khảo nha:)