16 Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A: lớn. B: nhỏ. C: luân phiên tăng, giảm. D: không thay đổi. 17 Chọn phát biểu sai khi nói về cơ năng. A: Cơ năng do vật chuyển động mà có gọi là động năng. B: Có hai loại thế năng là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. C: Vật có khối lượng càng lớn thì động năng càng nhỏ. D: Vật có cơ năng thì có thể sinh công. 18 Độ lớn của lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố A: Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C: Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. D: Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 19 Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của A: chân không. B: chất lỏng. C: chất rắn. D: chất khí. 20 Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm hai điện trở R1 =3R và R2 =2R. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch bằng 15 V. Hiệu điện thế ở hai đầu của R1 bằng A: 5 V. B: 2 V. C: 9 V. D: 6 V 21 Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện thì cần thiết A: tăng điện trở của dây truyền tải điện. B: hạ thấp hiệu điện thế trước khi truyền tải điện đi xa. C: tăng cường độ dòng điện đi qua đường dây truyền tải điện. D: nâng cao hiệu điện thế trước khi truyền tải điện đi xa. 22 Nhiệt năng của một vật là A: động năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. B: tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C: thế năng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. D: tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 23 Trường hợp nào dưới đây lực vừa gây ra biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động? A: Dùng tay kéo dãn lò xo xoắn. B: Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. C: Chiếc vợt đập vào quả bóng ten nít. D: Một vật đang rơi từ trên cao xuống. 24 Chọn phát biểu đúng dưới đây. A: Mắt tốt không điều tiết khi quan sát vật ở rất xa. B: Khi không điều tiết, tiêu cự thể thủy tinh của mắt nhỏ nhất. C: Khi điều tiết tối đa, tiêu cự thể thủy tinh của mắt lớn nhất. D: Mắt tốt điều tiết tối đa khi quan sát các vật ở rất xa. 25 Một vật chuyển động, trong thời gian t đi được quãng đường có chiều dài S. Độ lớn vận tốc của vật được tính bằng công thức A: v = t/S B: v = S/t C: v = S.t D: v = 1/ S.t 26 Trường hợp nào sau đây không cần tăng ma sát? A: Khi đi trên nền đất trơn. B: Khi bóp phanh để xe dừng lại. C: Khi kéo va li trên mặt đất. D: Khi đưa ô tô vượt qua chỗ lầy. 27 Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc là vì lớp nhũ trắng A: phản xạ kém và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới. B: phản xạ tốt và hấp thụ tốt các tia nhiệt truyền tới. C: phản xạ tốt và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới. D: phản xạ kém và hấp thụ kém các tia nhiệt truyền tới. 28 Chuyển động nào dưới đây là chuyển động do quán tính? A: Xe máy chạy trên đường ngang. B: Sau khi dời khỏi cành cây, chiếc lá chao liệng và rơi từ trên cao xuống. C: Xe đạp vẫn chạy trên đường ngang sau khi thôi không đạp nữa. D: hòn đá lăn từ trên đỉnh núi cao xuống đất. 29 Trong thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, chúng ta đã thực hiện dịch chuyển vật và màn hứng ảnh đến vị trí sao cho ảnh có kích thước bằng vật. Khi đó tiêu cự của thấu kính hội tụ đo được là f = (d+d’)/4, cho rằng giá trị trung bình của f là 7 cm, lúc đó vị trí đặt vật cách thấu kính bằng A: 28 cm. B: 14 cm. C: 7 cm. D: 21 cm. 30 Nguyên nhân tạo thành áp suất khí quyển là A: không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. B: Mặt Trời tác dụng lực vào Trái Đất. C: Mặt Trăng tác dụng lực vào Trái Đất. D: Trái Đất tự quay.

1 câu trả lời

Đáp án:

 16 đáp án A       

17 đấp án B

18 đáp án A

19 đáp án C

20 đáp án B

21 đáp án C

22 đáp án C

23 đáp án A

24 đáp án C

25 đáp án B

26 đáp án A

27 đáp án B

28 đáp án C

29 đáp án A

30 đáp án B

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước