11. Trình bày và lí giải sự phát triển thăng trầm của hệ tư tưởng nho giáo Việt Nam trong các thế kỉ X_XVIII. Hiện nay chúng ta có nên tiếp tục duy trì n hững quan điểm của nho giáo không? Vì sao?
2 câu trả lời
NHững hiểu biết về nguyên tắc của Nho giáo:
Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) hay Tứ Kinh (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử). Quan điểm của nho giáo thể hiện trong Tam Cương đó là các mối quan hệ vua-tôi, cha-con, vợ chồng và Ngũ Thường ( Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín). Là hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.
Trong xã hội hiện nay, cũng cần duy tì những nguyên tắc như quan hệ vợ chồng, cha con, đối nhân xử thế. Tuy nhiên ta chỉ nên duy trì và kế thừa những ảnh hưởng và nguyên tắc tích cực, không nên áp dũng những nguyên tắc tiêu cực như trọng nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy,...
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài lịch sử phù hợp và dung hòa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo bản sắc Việt Nam nôm na gọi là Việt Nho ... Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn minh Trung Hoa gọi là Vùng văn hóa Đông Á. Nho giáo từng bước định hình lối sống, sinh hoạt, đạo đức, đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam. Một số tư tưởng của Nho giáo vẫn đóng vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam tới ngày nay. Những khía cạnh suồng sã và tiêu cực của chủ nghĩa vật chất và tư tưởng hưởng thụ được cho là xung đột với Nho giáo và làm xuống cấp đạo đức người Việt Nam ngày nay.
Chúc bạn học tốt UwU