1. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào? 2. Em hiểu như thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa 3. Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lý
2 câu trả lời
1. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào?
- Thế kỉ V, người Giéc – man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, lập ra nhiều vương quốc mới: Ăng - glô Xắc - xông; Phơ - răng; Tây Gốt; Đông Gốt
- Xã hội xuất hiện nhiều tầng lớp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô
→ Xã hội phong kiến được hình thành
2. Em hiểu như thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa
- Lãnh địa phong kiến là khu đất lớn, được quý tộc chiếm đoạt và biến thành khu đất riêng của mình
- Đặc trưng: kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, đóng kín
- Đặc điểm:
+ Lãnh địa gồm đất đai, dinh thự, đồng cỏ, ao hồ…của lãnh chúa
+ Nông nô nhận đất canh tác và nộp tô thuế
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô, sống sung sướng, xa hoa
3. Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lý
- Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất, tiến bộ về kĩ thuật hàng hãi: la bàn, bản đồ, kĩ thuật đóng tàu…
- Kết quả: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu
#Lynn
1. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào:
- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
- Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
=> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.
2. Em hiểu như thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa
Lãnh địa phong kiến là: Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.
- Đặc điểm: Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
- Về đời sống : lãnh chúa có nhiều quyền như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.
- Về kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.
3. Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lý
- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.