1. Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện? A.Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm nhẹ nhàng. B.Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin. C.Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len. D.Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút E.Dùng tay tung hứng lược nhựa trong không khí 5 lần. 2. Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau: A.Hút nhau B.Đẩy nhau C.Có lúc hút nhau có lúc đẩy nhau. D.Không có lực tác dụng E.Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó thì đẩy nhau. 3. Hai quả bóng bay được thổi phồng có kích cỡ gần bằng nhau và được treo bằng các sợi chỉ. Sau khi cọ xát và đưa lại gần nhau, thấy rằng hai quả bóng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A.Một quả bóng bị nhiễm điện, quả kia không. B.Hai quả bóng nhiễm điện khác loại. C.Hai quả bóng đều không bị nhiễm điện D.Hai quả bóng bị nhiễm điện cùng loại 4. Thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện khi: A. bị hơ nóng B. cho chạm vào một cực nam châm C. bị đèn điện chiếu sáng D. bị cọ xát bằng mảnh lụa 5. Hai thanh thuỷ tinh cùng bị cọ xát bằng mảnh lụa để gần nhau sẽ: A. hút lẫn nhau B. đẩy lẫn nhau C. không hút và cũng không đẩy nhau D. có khi hút có khi đẩy 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về các vật đã bị nhiễm điện A. Vật nhiễm điện có thể hút được các mẩu giấy nhỏ. B.Vật nhiễm điện có thể làm loé sáng bóng đèn của bút thử điện. C. Vật nhiễm điện có thể dụng lực đẩy lên các vật không nhiễm điện. 7. Quy ước nào sau đây về điện tích dương là đúng ? A. Điện tích ở thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa là điện tích dương. B. Điện tích ở thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát với vải khô là điện tích dương. C. Điện tích ở các thanh kim loại sau khi cọ xát với nhau là điện tích dương. D. Điện tích ở miếng vải lụa sau khi cọ xát với thanh thuỷ tinh là điện tích dương. 8. Quy ước nào sau đây về điện tích âm là đúng ? A. Điện tích ở thanh thủy tinh đã cọ xát với lụa là điện tích âm. B. Điện tích ở thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát với vải khô là điện tích âm. C. Điện tích ở các thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát với nhau là điện tích âm. D. Điện tích ở vải khô sau khi cọ xát với thanh nhựa sẫm màu là điện tích âm. 9. chọn câu đúng A. chỉ có các vật rắn mới bị nhiễm điện B. Chỉ có các chất rắn và lỏng mới bị nhiễm điện C. Chất khí không bao giờ bị nhiễm điện D. Tất cả mọi vật đều có khả năng bị nhiễm điện 10. Xe chạy một thời gian dài, sau khi xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân: A. Bộ phận điện của xe bị hỏng B. Thành xe cọ xát với không khí nên xe bị nhiễm điện C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động D. Do ngoài trời đang có cơn giông Đây toàn là trắc nhiệm thôi ạ!! Anh chị cố gắng giúp em em đang cần rất gấp!! Em cảm ơn trước ạ
2 câu trả lời
Đáp án:
1: C
2: B
3: B
4:D
5: B
6: C
7: A
8: B
9:D
10: B
Hướng dẫn giải:
1: C.Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.
Nhiễm điện do cọ sát
2: B.Đẩy nhau
nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau, nhiễm điện trái dấu hút nhau
3: hai quả bóng đẩy nhau => B.Hai quả bóng nhiễm điện khác loại.
4: Thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện khi:D. bị cọ xát bằng mảnh lụa
nhiễm điện do cọ sát
5: Hai thanh thuỷ tinh cùng bị cọ xát bằng mảnh lụa để gần nhau sẽ:B. đẩy lẫn nhau
vì chúng bị nhiễm điện cùng dấu
6: phát biểu sai:
C. Vật nhiễm điện có thể dụng lực đẩy lên các vật không nhiễm điện.
7: quy ước:
A:Điện tích ở thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa là điện tích dương.
8:quy ước:
B. Điện tích ở thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát với vải khô là điện tích âm.
9:
D: Tất cả mọi vật đều có khả năng bị nhiễm điện.
10: nguyên nhân do:
B:Thành xe cọ xát với không khí nên xe bị nhiễm điện