1. Phát biểu và viết công thức của định luật cu-lông giải thích các đại lượng có trong công thức định luật cu-lông 2. Nêu định nghĩa cường độ điện trường Nêu biểu thức tính cường độ điện trường từ định nghĩa 3. Đường sức điện là gì. Nêu đặc điểm của đường sức điện .đặc điểm của đường sức điện trong điện trường đều 4. cường độ dòng điện là gì. Thế nào là dòng điện không đổi nêu công thức tính cường độ dòng điện không đổi giải thích các đại lượng có mặt trong công thức 7. Hiện tượng đoản mạch là gì viết công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức

1 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1. 

- Định luật Cu lông là Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

- Biểu thức:  F=(k.|q1.q2| ) / r^2

Trong đó:

F: Lực tĩnh điện (N).

k=9.10^9: hệ số tỉ lệ

q,q2: độ lớn của hai điện tích (C).

r: khoảng cách giữa hai điện tích 

2.

- Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- E= F/Q

3.

-Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.

- Đặc điểm:

+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.

+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức  điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

+ Tuy các đường sức từ là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy tắc sau : Số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

4.

-Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh và yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ của dòng điện càng lớn và ngược lại

5.

- I=E/r

Trong đó : E là suất điện động của nguồn

                  I là cường độ dòng điện ở mạch nguồn

                  r là điện trở của nguồn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm