1- nếu đặc điểm cấu tạo ngoài bảo của thằng lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống 2- nếu đặc điểm cấu tạo ngoài bảo của chin bồ Câu thích nghi với đời sống

2 câu trả lời

Đáp án: 

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

  • Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
  • Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
  • Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
  • Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
  • Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
  • Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

 -những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

  • Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
  • Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
  • Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
  • Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
  • Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
  • Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
  • Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

1.

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằng lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống là:

+ Da khô, có vảy sừng bao bọc ⇒ ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

+ Có cổ dài ⇒ Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

+ Mắt có mi cử động, có nước mắt ⇒ Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt ko bị khô.

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu ⇒ Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài ⇒ Động lực chính của sự di chuyển.

+ Bàn chân có năm ngón có vuốt ⇒ Tham gia di chuyển trên cạn.

2.

- Đặc điểm cấu tạo ngoài bảo của chin bồ câu thích nghi với đời sống là:

+ Thân hình thoi ⇒ Giảm sức cản không khí khi bay.

+ Chi trước: cánh chim ⇒ Bay lượn.

+ Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt ⇒ Bám chặt vào cành cây khi chim hạ cánh.

+ Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng ⇒ Tạo thành cánh, đuôi chim giúp bay lượn.

+ Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chum lông xốp ⇒ Giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

+ Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ⇒ Làm đầu chim nhẹ.

+ Cổ: Dài, khớp đầu với thân ⇒ Linh hoạt, phát huy tác dụng của giác quan, thuận lợi bắt mồi, rỉa lông.